“- Cái gì thế này? – Bác lái xe hỏi. -Củ tam thất cháu vừa đâò thấy.Chúa gửi bác gái ngâm rượi uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?

“- Cái gì thế này? – Bác lái xe hỏi.
-Củ tam thất cháu vừa đâò thấy.Chúa gửi bác gái ngâm rượi uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?
Bác lái xe cũng rút từ túi cửa xe ra một gói giấy:
-Còn đây là sách tôi mua hộ anh.
Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả.”
a.Tại sao trong truyện này, tác giả lại không đặt tên cho các nhân vật của mình?
b. Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện? Ghi lại 1 dẫn chứng để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác gỉa sử dụng trong sáng tác của mình (ghi rõ tên ttác giả, tác phẩm)?
c.Cho biết đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đoạn đối thoại hay độc thoại? Cơ sở xác định?

0 bình luận về ““- Cái gì thế này? – Bác lái xe hỏi. -Củ tam thất cháu vừa đâò thấy.Chúa gửi bác gái ngâm rượi uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?”

  1. a)Tại sao trong truyện này, tác giả lại không đặt tên cho các nhân vật của mình?

    Trong truyện “Lặng lé Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long đã không dặt tên cho các nhân vật của mình vì:

    +Đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả

    +Ca ngợi những con người vô danh lặng lẽ  cống hiến cho đất nước mà không vì lợi ích cá nhân. 

    +Điều đó giúp cho câu chuyện mang ý nghĩa cao, những con người đó không phải cá nhân riêng lẻ  chỉ có ở Sa Pa mà có ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc, nó tiêu biểu cho thế hệ con người vừa lao động vừa xây dựng đất nước và chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

    +Là một nét đặc sắc độc đáo làm nên thành công của truyện

    +Đó cũng là cách Nguyễn Thành Long ngợi ca xây dựng nhân vật của mình

    b) Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện? Ghi lại 1 dẫn chứng để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm)?

    Nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” sử dụng phép đảo “Sa Pa lặng lẽ”.Sa Pa là một nơi an dưỡng lí tưởng vì nó rất thơ mộng, thanh bình và lặng lẽ. Mặc dù tên truyện là “Lặng lẽ Sa Pa” nhưng đọc xong truyện ta lại không hề thấy nó lặng lẽ. Đằng sau cái vẻ im lặng ấy cảu Sa Pa có những con người hăng say lao động quên mình, bền bỉ lặng thầm vì đất nước. Cái ồn ào tinh tế đã toát lên từ tinh thần hăng say làm việc của những con người lao động mới.

    Tác giả đặt tên cho tác phẩm là ” Lặng lẽ Sa Pa” để ngợi ca những con người âm thầm cống hiến cho đất nước ở vùng Sa Pa lặng lẽ ấy và góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

    + Cách sắp xếp đó cũng được sử dụng trong tác phẩm:  Mùa xuân nho nhỏ ( Mọc giữa dòng sông xanh)

    c) Cho biết đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đoạn đối thoại hay độc thoại? Cơ sở xác định?

    Trong đoạn trích trên tác giả sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại

    Cơ sở xác định:

    – Đây là đoạn anh thanh niên nói chuyện với bác lái xe, có từ nhân xưng “bác” , “cháu”

    Bình luận
  2. a) -Tác giả lại không đặt tên cho các nhân vật của mình vì ông vô danh họ, bình thường hóa họ để phản ánh một sự thật rằng:Họ không phải là những những con người bình dị nhất mà chúng ta có thể bắt gặp bất kì nơi đâu trên mọi nẻo đường,tổ quốc thân yêu. Bao nhiêu con người không tên không tuổi ấy đang âm thầm cống hiến hi sinh cho đất nước nhân.

    b) – Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”,  khác với trật tự thông thường: tính từ, tù láy ” lặng lẽ” lên trứơc danh từ SaPa. 

        – Dụng ý: Đặt tên truyện như thế nhà văn muốn thôg qua việc viết về nơi yên tĩnh, nơi nghỉ má nổi tiếng để ca ngợi sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ của  những con người lao động mới hết lòng vì công việc, vì cuộc sống mới, làm giàu cho đất nc. SaPa nhìn bề ngoài lặng lẽ nhưng SaPa đang góp phần vào côg cuộc xây dựng đất nc vs nhịp sống sôi nổi, khẩn trương.

        – Câu thơ: ” Mọc giữa dòng sông xanh”

        – Bài thơ: ” Mùa xuân nho nhỏ ” ( Thanh Hải ) 

    c) -Hình thức ngôn ngữ: Đối thoại

        – Cơ sở: Có dấu gạch đầu dòng và có lời trao và đáp của “bác lá xe” và ” anh thanh niên “

    Bình luận

Viết một bình luận