Cái rét đầu năm nơi xứ Bắc dường như thấm lạnh đến từng chân tơ kẽ tóc. Chúng tôi trở về với căn nhà ba gian ấm cúng, xum vầy; trở về với cái ngõ quen thuộc nhìn thẳng ra cánh đồng phía trước; trở về với nụ cười hiền từ của mẹ, ánh mắt nhân hậu yêu thương của bố. Vậy là đủ ấm áp, đủ để xua đi những đợt rét bất thường của cái tết này, xa nhà nơi đất khách quê người.
Bố vẫn thế xăm xăm bắt gà, mẹ tất tả rau cám cho lợn. Bố vẫn thế hài hước và hóm hỉnh. Bố vẫn thế, quen thuộc trong màu áo bộ đội đã sờn. Bố vẫn thế, đôi mắt luôn nghiêm nghị nhưng chứa chan tình thương, sự hi sinh.Và,… bố chẳng thế nữa, khi tôi bất giác nhận ra hình như năm nay bố ít dậy sớm để uống trà và kéo một hơi thuốc lào mỗi sáng. Tôi cứ ngỡ trời lạnh, bố nằm thêm dăm ba phút, cứ ngỡ mình đủ sâu sắc để hiểu, nhưng hoá ra chúng tôi vẫn chỉ là những đứa con bé bỏng, dại khờ trong từng suy nghĩ…
Sau những ngày tết, chúng tôi lại khăn gói lên đường. Bố vội vàng giục giã sợ con trễ xe. Mẹ nước mắt vòng quanh tiễn đưa ra tận ngõ. Chân bước đi mà đau thắt nghẹn lời, cố cười tươi để bố mẹ yên lòng, tự nhủ: “chúng con sẽ lại về mỗi dịp tết – hè…”
PHÂN TÍCH TÁC DỤNG của điệp ngữ “bố vẫn thế”
Nhận xét về tình cảm của người con đối với người cha trong đoạn trích
Gạch sơ ý thôi nhá~k cần trình bày hay vt đoạn đâu
Điệp ngữ “Bố vẫn thế” đã nhấn mạnh được hình ảnh chẳng hề thay đổi theo thời gian của người cha trong văn bản qua cảm nhận của người con. Từ đó, người đọc có thể hình dung được hình ảnh của người bố trong văn bản hiện lên bình dị và độc đáo, cùng với đó là tình cảm của nhân vật tôi dành cho cha của mình
Tình cảm mà người con dành cho cha trong đoạn trích là tình cảm cha con sâu đậm, bình dị mà tha thiết. Khi Tết đến, người con được trở về quê hương đoàn tụ cùng cha mẹ, người con đã thể hiện được tình cảm yêu thương của mình dành cho cha. Đó là sự biết ơn, tình cảm yêu thương mà họ dành cho nhau khi được đoàn tụ và cả lúc chia xa để những người con lại trở về với công việc phương xa của mình.