SauCách mạng Tháng Hai, nước Nga vẫn còn tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời củagiai cấp tư sảnvàxô viếtđại biểucông nhânvàbinh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất củanông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếulương thựcvà nhất là quyết theo đuổichiến tranh đế quốcđến cùng.
Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời làAlexander Kerenskyvẫn muốn nước Nga tiếp tục tham giaThế chiến thứ nhấtđể tranh giành quyền lực vớiĐế quốc ĐứcvàĐế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong củabinh sỹđã quá lớn (tới giữa năm1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.
Trong hoàn cảnh đó,lãnh tụcủaĐảng Bolshevik,Vladimir Ilyich LenintừThụy Sĩtrở về nhà gaPhần Lanngày3 tháng 4năm1917đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dânPetrograd. Ngày4 tháng 4năm1917,Leninđọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề “Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay“. Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi “Luận cương tháng Tư” chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các xô viết:“Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân”. Về phương pháp đấu tranh, Lenin viết:“Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng”. Tuy nhiên,Lenincũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi, nếu cácXô viếtbị tấn công.
Lenindiễn thuyết kêu gọi nhân dân lao động đứng lên làm cách mạng, tháng 5 năm 1917
Để bày tỏ sự ủng hộ ĐảngBolshevik,Ngày Quốc tế Lao động18 tháng 4 (1 tháng 5) năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hòa bình, dân chủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước pheHiệp ướccam kết theo đuổichiến tranhđến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo củaĐảng Bolshevick, ngày 20 và21 tháng 4, hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu“Tất cả chính quyền về tay Xô Viết”,“Hòa bình, ruộng đất, bánh mì”. Những cuộc biểu tình này làm chochính phủ lâm thờikhủng hoảng. Ngày2 tháng 5(15 tháng 5) trước áp lực của quần chúng, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Chiến tranh phải từ chức. Ngày5 tháng 5, Chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa hiệp.
Ngày18 tháng 6(1 tháng 7),Đảng Menshevikvà xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quân chúng để biểu dương lực lượng nhưngĐảng Bolshevikđã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Đảng Bolshevick với các khẩu hiệu:“Đả đảo chiến tranh”, “Tất cả chính quyền về tay các xô viết”.
Vladimir Lenin, lãnh tụ đảngBolshevik
Ngoài mặt trận,Cuộc tổng tấn công của Kerensky, một chiến dịch tổng tấn công của quân Nga theo lệnh củachính phủ lâm thờivào liên quânĐức,Áo-Hungđã thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt hoặc bị giết, hơn 200.000 bị thương. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.
Ngày3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dânPetrogradxuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay xô viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh chobinh línhbắn vào đoàn biểu tình, làm hơn 1000 người chết và 2000 người bị thương. Sau đó,Chính phủ Lâm thờitiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in vànhà báobị cấm đưa tin về vụ đàn áp. Chính phủ ra lệnh truy nãLeninđể đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.
Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, Đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay xô viết” cònLeninrút về hoạt động bí mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưaAlexander Kerensky, lãnh tụ đảng Xã hội Cách mạng lên làm thủ tướng.Kornilov Affair, một viên tướng cũ của chế độNga hoàng, được sự đồng ý của Kerensky đưa quân đội vềPetrogradđể thiết lập lại trật tự. Nhưng khi đưa quân về thủ đô, Kornilov quyết định gây bạo loạn để lật đổ chính phủ lâm thời, giành lấy chính quyền cho mình.
Ngày25 tháng 8, Kornilov tuyên bốthiết quân luậtởPetrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Dưới sự lãnh đạo củaLenin, Đảng Bolshevik đã kêu gọi và tổ chức công nhân và nhân dân bảo vệ thủ đôPetrograd. Công nhân đường sắt phá hoại ngầm các đoàn tàu chuyên chở quân của Kornilov. Các độiCận vệ đỏ– lực lượng vũ trang của công nhân được nhanh chóng thành lập ở các nơi. Công nhân vũ trang canh giữ bảo vệ các nhà máy và nhà ga xe lửa. Nhờ sự tuyên truyền giải thích của những người Bolshevik và công nhân, các đơn vị quân đội của Kornilov đã kháng lệnh, từ chối tiến về thủ đô và bắt giữ các sĩ quan. Tướng Kornilov bị bắt giam.
Alexander Kerensky
Như vậy,Leninđã phát động quần chúng đánh tan ý định thiết lập chính quyền quân sự của Kornilov, đồng thời phản đối chính sách tiếp tục theo đuổi chiến tranh của chính phủ Kerensky, do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dập tắt, uy tín của đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Những đại biểu Menshevik và Xã hội Cách mạng dần bị các đại biểu Bolshevik thay thế trong các Xô Viết.
Trong khi đó, chính phủ lâm thời của Kerensky tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từmùa thunăm1917, nướcNgađã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuấtcông nghiệpchỉ bằng 36,4% so với năm trước,nông nghiệpcũng sụt giảm,giao thông vận tảihầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.
Ngày 31 tháng 8, Xô viết vùngPetrogradvà sau đó ngày 5 tháng 9, Xô viết vùngMoskvađã thông qua các nghị quyết của đảngBolshevikvà chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành lại chính quyền. Từ tháng 9, Xô viết nhiều thành phố, nhiều địa phương khác đều có những thay đổi như Xô viết Petrograd. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có trên 250 Xô viết ủng hộ Đảng Bolshevik. Số lượng các Xô viết ở trong nước Nga đã tăng lên nhanh chóng, 600 Xô viết vào tháng 3 đã lên tới 1600 Xô viết trong tháng Chín.
Tới giữa tháng 9,Leninnhận định:“Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”. Với sự ủng hộ từ người dân các khu vực lớn, thời cơ để đảngBolsheviktiến hành Cách mạng đã chín muồi.
Diễn biến[sửa|sửa mã nguồn]Lenin cải trang
Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nướcNga. Ngày7 tháng 10, V. I. Lenin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lenin đứng đầu để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang. Tuy nhiên, một số ủy viên không tán thành kế hoạch khởi nghĩa nên ngày18 tháng 10họ đã đăng ý kiến của mình trên tờ báoĐời sống mới, do đó chính phủ lâm thời biết được kế hoạch nổi dậy nên đã chuẩn bị đề phòng. Từ mặt trận, 70 tiểu đoàn bộ binh xung kích và một số trung đoàn độc lập được điều động về bảo vệ những thành phố lớn. Do đó Lenin đã quyết định tổ chức nổi dậy sớm 1 ngày tức là ngày24 tháng 10làm cho đối thủ bất ngờ.
Ngày 24 tháng 10 (6-11), Lenin viết cho ban chấp hành Trung ương Đảng:“…vô luận bằng cách nào cũng không được để chính quyền nằm trong tay Kerensky”.
Chiều ngày 24 tháng 10, Lenin cải trang đếnđiện Smolnyđể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tại điện Smolny trên các cửa sổ đều có đốt lửa, phía ngoài làxe thiết giáp, trạm gác bố trí tại cửa ra vào. Binh sĩ vũ trang đi lại tấp nập. Tin Lenin trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được báo tới khắp cáctrung đoànvànhà máy. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời đưa các đội canh gác đến đóng chung quanh những cơ quan quan trọng nhất bao gồm các học sinhsĩ quan, tiểu đoànkị binhxung kích,tiểu đoàn lính phụ nữvà các đơn vịCozaktập trung tạiCung điện Mùa Đông.
Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch, các đơn vịCận vệ đỏtập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, các cầu bắc quasông Neva. Trong đêm 24 và ngày 25, các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân, binh lính cách mạng và thủy binh hạm đội Ban Tích đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô. Ngay trong đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất.
Chiến hạm Rạng ĐôngTuần dương hạmRạng Đôngđược thể hiện trên tấmhuân chương Cách mạng Tháng Mười.Thủy thủ hạm đội Baltic và các chiến sĩ Cận vệ đỏ tấn công cung điện Mùa Đông
Sáng ngày25 tháng 10, với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho cáctrung đoàn Cozak sông Đôngsố 1, 4, 14 đến tiếp ứng. Nhưng các đơn vị này đã ngầm ủng hộ quân cách mạng, họ lấy lý do làkị binhcủa họ không cóbộ binhmangsúng máyyểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ởPetrogradcũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin thì biết quân đội đã quay sang ủng hộ đối phương, ông liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít, sau đó viện lý do đến gặp các đơn vị, Kerensky đã lợi dụng xe củađại sứ quánHoa Kỳđể trốn khỏi thành phố. Tất cả các sĩ quan cao cấp cũng bỏ về nhà riêng, chỉ còn các bộ trưởng ở lại Cung điện Mùa Đông.
Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vàoCung điện Mùa Đông. Các chiến sĩCận vệ đỏđứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ.
Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩCận vệ đỏvà các thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để phòng thủ.
6 giờ chiều, đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ chochiến hạm Rạng Đôngtấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công.
9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công (thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Quân phòng thủ cung điện chỉ kháng cự lẻ tẻ rồi nhanh chóng tan rã. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).
Tác giả Thierry Wolton tường thuật rằng tất cả nhân chứng thời đó đều cảm thấy bất ngờ do sự kiện tấn công cung điện mùa đông diễn ra rất chớp ngoáng. Báo L’Humanité của cộng sản Pháp ngày 09/10/1917 đăng bài “Cuộc đảo chính tại Nga“. Khi đó lực lượng quân sự của người Bolshevik tiến vào Cung điện Mùa Đông, lúc đó đã trở thành quân y viện, họ không gặp sự kháng cự nào đáng kể từ đội nữ binh và các sinh viên sĩ quan. Ở bên ngoài, xã hội vẫn hoạt động bình thường, hầu như đa số người dân thủ đô Petrograd không nhận ra. Theo nhà sử học Mỹ Richard Pipes, thiệt hại trong cuộc tấn công vào Cung điện Mùa đông chỉ có năm người chết và một số người bị thương, hầu hết là do đạn lạc. Sau sự kiện này, tất cả báo chí không phải của người Bolshevik đều bị cấm còn Hội đồng Xô viết bị ngưng hoạt động mười ngày sau đó. Chính quyền do người Bolshevik lãnh đạo cai trị bằng sắc lệnh. Một tháng sau, Tchéka (Ủy ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống phản cách mạng, tung tin đồn nhảm và phá hoại) ra đời. Đến tháng 1 năm 1918, Quốc hội lập hiến bị giải tán, đến tháng 6/1918 những trại giam đầu tiên được thành lập trong thời kỳNội chiến Ngađể chốngBạch Vệvà liên quân 14 nước can thiệp (Anh, Mỹ, Đức, Nhật…). Những diễn biến này cũng rất giống với diễn biến củaCách mạng Pháp 1789: mở màn bởi cuộc đảo chính đánh chiếm ngụcBastille, sau đó là giải tán quốc hội lập hiến và cuộc chiến tranh chống lại sự tấn công của liên quân các nướcphong kiếnchâu Âu (Anh, Phổ, Áo). Theo Thierry Wolton, từ “Cách Mạng Tháng Mười” mang lại một vầng hào quang cho sự kiện, khiến nó được nâng ngang tầm với những tiến bộ nhưCách mạng Pháp 1789.[3]
Kết quả[sửa|sửa mã nguồn]
Ngay trong đêm7 tháng 11năm1917(25 tháng 10 theo lịch Nga cũ), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tạiđiện Smoniylvà tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết đã được thông qua làSắc lệnh hòa bìnhvàSắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, thực hiện chính sách nam nữ bình đẳng.
Tem thư mô tả cảnh Lenin tuyên bố thành lập Nhà nước Xô viết
Sau thành công ở Petrograd và Moscow, các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương được thành lập. Tới cuối tháng 11, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở 28 tỉnh (trong tổng số 49 tỉnh) thuộc phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga. Đến cuối tháng 3 năm 1918, Chính quyền Xô viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn.
Tháng 12 năm 1917, Hội đồng Kinh tế Quốc dân Tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hội đồng có trách nhiệm thực hiện cải cách ruộng đất, theo đó xóa bỏ việc chiếm hữu ruộng đất của giới địa chủ, trao lại ruộng đất cho nông dân. Đối với công nghiệp, thực hiện quốc hữu hóa một số nhà máy lớn, đồng thời thực hiện chính sách lao động tiên tiến (ngày làm việc 8 giờ, cấm sa thải công nhân bừa bãi, quy định chế độ nghỉ phép đối với công việc nặng nhọc…)
Ngày3 tháng 3năm1918, nướcNga Xô viếtkýHòa ước Brest-Litovskvới các nước pheLiên minh Trung tâm, chính thức rút khỏiChiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh đẫm máu do Sa hoàng phát động đã khiến hơn 2 triệu binh sĩ Nga tử trận và gần 5 triệu người bị thương, đến đây là kết thúc. Dù phải chấp nhận những điều khoản bồi thường nặng nề, nhưng Lenin đã dự đoán rằngĐế quốc Đứcsẽ không còn tồn tại lâu nên khoản bồi thường đó sẽ sớm bị vô hiệu (và dự đoán này đã chính xác khi Đế quốc Đức sụp đổ vào tháng 11/1918). Quan trọng hơn, người dân Nga cuối cùng đã có được hòa bình để bắt tay vào hàn gắn những tàn phá màThế chiến Igây ra cho đất nước mình.
Ngay sau khi cách mạng vừa thắng lợi, ngày 2/11/1917 (theo lịch Nga cũ), Chính phủ Xô viết đã tuyên bố bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc nước Nga. Tuyên bố khẳng định những nguyên tắc căn bản của Chính quyền Xô viết đối với các vấn đề dân tộc, khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết[4]:
Bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc
Quyền của các dân tộc nước Nga được tự quyết một cách tự do.
Xóa bỏ tất cả các đặc quyền và hạn chế về dân tộc và tôn giáo – dân tộc.
Các dân tộc thiểu số và các nhóm dân chúng sống trên lãnh thổ Nga được phát triển tự do.
Tranh vẽ kỷ niệm 1 năm Cách mạng (1918) khắc họa việc người dân Nga đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế
Đó là những nguyên tắc pháp lý quan trọng về vấn đề dân tộc. Nhà nước Xô viết đã tán thành quyền tách ra độc lập của Phần Lan, Ba Lan, xóa bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng của Chính phủ Nga hoàng trước đây đối với Thổ Nhĩ Kì, Ba Tư (Iran) và các nước khác.
Ngày 10/1/1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ III đã khai mạc. Đại hội quyết định hợp nhất các Xô viết đại biểu nông dân với Xô viết đại biểu công nhân và binh lính, thông qua bản“Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột”. Tuyên ngôn đã trở thành cơ sở cho bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô viết, được thông qua vào tháng 7-1918. Đại hội đã thông qua quyết định lịch sử cải tổ nước Cộng hòa Xô viết Nga thànhCộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, trên cơ sở liên minh tự nguyện giữa các dân tộc ở nước Nga.
Theo sư ủy nhiệm của Trung ương Đảng, tháng 4-1918, Lênin viết tác phẩm“Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết”. Trong tác phẩm này, Lênin kêu gọi cần“tổ chức thật chặt chẽ sự kiểm soát và kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm”, củng cố kỉ luật lao động, lôi kéo các chuyên gia tư sản, sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật.
Từ mùa xuân năm 1918,Sắc luật ruộng đấtbắt đầu được thực hiện, nông dân Nga đã nhận được (không phải trả tiền) hơn 150 triệu héc ta ruộng đất từ giai cấp địa chủ, tư sản, nhà thờ và hoàng gia Nga hoàng cũ. Nông dân Nga đã được giải phóng khỏi những khoản tiền lĩnh canh phải nộp hằng năm, xóa được 3 tỷ Rúp tiền nợ các ngân hàng. Với việc thu ruộng đất và nông cụ của địa chủ cũng như tịch thu một phần của phú nông, quá trình trung nông hóa trong nông dân đã bắt đầu (từ 20% lên 60%). Trung nông đã tin tưởng và đi theo Chính quyền Xô viết. Đó là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng ởnông thôn.
Trong khi nước Nga đang xây dựngchế độ xã hội chủ nghĩathì các phần tửBạch vệvới sự giúp sức của 14 nướcđế quốcđã ra sức lật đổ chính quyền Xô viết. Trước tình hình đó, nướcNga Xô viếtđã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xây dựngHồng quân công nông. Cuộcnội chiến Ngađã diễn ra từ đầu năm 1918 đến tháng 11 năm1920khi Hồng quân đã đánh tan ngoại xâm và nội phản. Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về chính quyền Xô viết, nước Nga Xô viết được giữ vững.
Đánh giá[sửa|sửa mã nguồn]
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn củaĐảng Bolshevikmà lãnh đạo làLenin, biết lợi dụng sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc. Ngoài ra, cuộccách mạngcũng biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi các nước đế quốc đang tham gia vàoChiến tranh thế giới thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.
Bolshevik(1920), tranh củaBoris Kustodiev
Với những người cộng sản và cácphong trào giải phóng dân tộcchịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng này, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, dogiai cấp vô sảntiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựngchủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười đã giải phóng các dân tộc thiểu số trênĐế quốc Ngakhỏi thân phận phụ thuộc, bịchế độ Sa hoàngáp bức, bóc lột. Sau cuộccách mạngnày, hàng loạtnhà nướccủa các dân tộc bị áp bức trên lãnh thổ nước Nga ra đời. Ngoài ra, Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và nhân dân các nướcthuộc địa, mở ra con đường cải biến chủ nghĩa tư bản và giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Nhà nghiên cứu văn hóa P.B. Churbanov tuyên bố Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng vĩ đại, cuộc cách mạng ấy diễn ra là tất yếu và, trong thời điểm lịch sử đó, không ai ngoài những người Bolshevik có thể giữ vững được chính quyền. Học giả Ia. A. Kesler, tác giả của rất nhiều cuốn sách về đề tài chính trị và lịch sử, cũng đồng tình với ý kiến ấy, rằng Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ là tất yếu, hợp với quy luật phát triển của lịch sử, bởi lẽ, từ thời điểm đó hình thức tồn tại kiểu chế độ Nga hoàng đã lỗi thời, không còn hướng phát triển. Giáo sư tiến sĩ Sử học, chính trị gia B.Ph. Slavin với bài phát biểu có nhan đề đầy hứa hẹn nhiều điều thú vị“Cách mạng: huyền thoại và hiện thực”, đã khẳng định rằng chính biến tháng Mười là đỉnh cao của việc giải quyết các vấn đề xã hội chính trị mà vào giai đoạn đó, chính quyền Nga hoàng mục nát không thể giải quyết được. Cuộc cách mạng này đã đưa nhân dân đến với sự bình đẳng giữa các công dân trong xã hội, sự thống nhất và đoàn kết giữa các dân tộc.[5].
Có một số người theochủ nghĩa chống cộngnhư nhà vănIvan Shmelevgọi đó là cuộc tàn sát, còn Vasilii Rozanov thì gọi nó là Vụ cướp bóc, hoặc một số con chiên củaGiáo hội Chính Thống giáo Ngacoi Cách mạng Tháng Mười như một ngày quốc tang.[5]. Có một số nhà sử học Phương Tây thì xem Cách mạng tháng Mười là một cuộc đảo chính bạo lực đã thiết lập nên một chính quyền độc tài toàn trị ở nước Nga[6][7], họ cho rằngĐảng Bolsheviktrên thực tế đã không thực sự nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, minh chứng là những người Bolshevik chỉ giành được thiểu số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào tháng 12 năm 1917[8]. Nhưng tựu trung, không thể phủ nhận Cách mạng tháng Mười có thể thành công được là nhờ được đa số nhân dân Nga ủng hộ. Trong một loạt những ý kiến này đều vang lên một kết luận dường như là chân lý:“Trong chiến tranh, người chiến thắng là kẻ trong thời điểm lịch sử cụ thể ấy đang nắm giữ chân lý. Và thời điểm năm 1917 xa xưa, Hồng quân đã thắng.”[5]. Nhờ sự ủng hộ của đa số nhân dân mà nhà nước Bolshevik non trẻ mới có thể huy động được lực lượng để đập tan các nhóm chống cách mạng trong nước, và còn đánh thắng được cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, đó là điều không ai có thể phủ nhận được[9]
Lenin diễn thuyết trong sự ủng hộ của binh sĩ Hồng quân.
Trong một cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất, tiến hành vào ngày12 tháng 1năm2008, trung tâm Phân tích Levada đã đưa ra các số liệu: 57% số người dân Nga được hỏi ý kiến cho rằng: Cách mạng Tháng Mười Nga đã đem lại lợi ích cho nhân dân Nga. 26% người được hỏi tin tưởng: cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga, 31% cho rằng Cách mạng đem đến sự nhảy vọt cho nền kinh tế và xã hội Nga. Số người cho rằng Cách mạng Tháng Mười kìm hãm sự phát triển của nhân dân chỉ có 16%; số người cho đó là một sự kiện tiêu cực chỉ là 15%.
Trên phạm vi thế giới, Cách mạng Tháng Mười là một trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trongthế kỷ 20. Nó đánh dấu việc ra đời củaNhà nước Liên Xô, một nhà nước ủng hộ phong trào cộng sản và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nướcthuộc địa. Liên Xô đã thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản lan rộng ra toàn thế giới buộc các nước phương Tây phải cải cách nền kinh tế – chính trị – xã hội của mình để thích nghi với hoàn cảnh mới. Cuộc cách mạng cũng tác động lớn đến các thuộc địa. Vào thời bấy giờ, hầu hết các nước châu Á, châu Phi đều bị các nước thực dân phương Tây xâm chiếm và biến thành thuộc địa. Trong suốt hàng trăm năm, các phong trào đòi độc lập ở các nước này đều bị dập tắt do trang bị thô sơ, lại không có lực lượng quốc tế nào ủng hộ. Sau khi ra đời,Liên Xôđã hỗ trợ rất nhiều về vật chất và ngoại giao để giúp các nước này giành độc lập.Trung Hoa Dân quốctiến hành Bắc phạt và phát triển nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô. Nhiều nước khác ởchâu Á,châu Phivà khu vựcMỹ Latinđược sự hỗ trợ chính trị và viện trợ kinh tế – quân sự của Liên Xô đã vùng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị củachủ nghĩa thực dân. Đến những năm 1970 thì hệ thống thuộc địa của thực dân phương Tây đã bị tan rã sau 300 năm tồn tại.
Năm1927, trong cuốn sách sách giáo khoa lý luận chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam[10]–Đường kách mệnh, nhà cách mạngViệt NamNguyễn Ái Quốc(1890–1969) giới thiệu tính chất và kinh nghiệm những cuộc cách mạng đã diễn ra tronglịch sử thế giới. Đặc biệt, đối với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, ông coi đó là con đường giải phóng cho dân tộc khỏi ách thực dân:
Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười – con đường duy nhất đúng đắn – Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự… Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.[11]
50 năm sau cuộc Cách mạng Tháng Mười,Hồ Chí Minhnhớ lại:[11]
“
Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười.
”— Hồ Chí MinhTem thư kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, trong đó mô tả những thành tựu của Cách mạng
Với việc Cách mạng Tháng 10 nổ ra và sự thành lập Nhà nước Xô viết,lịch sử thế giớilần đầu tiên xuất hiện một kiểu Nhà nước mới, cùng những chính sách hướng đến lợi ích của người lao động và công bằng xã hội: quyền bình đẳng củaphụ nữ, cấm phân biệt chủng tộc, quyền làm việc 8 giờ/ngày, chống sa thải lao động vô cớ, trợ cấp cho người già và người tàn tật, giáo dục và y tế miễn phí… Đây là những chính sách mà các nước phương Tây cùng thời kỳ chưa hề có. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước Xô viết đã tạo ra áp lực khiến các nước tư bản phương Tây tư bản phải tự cải cách, mở rộng các quyền lợi của người lao động và phúc lợi xã hội. Ngày nay, nhiều chính sách của Nhà nước Xô viết đã được các nhà nước hiện đại tiếp thu, trở thành giá trị phổ quát ngay cả ở các nước phương Tây vốn từng muốn dập tắt cuộc Cách mạng[12].
Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã,Boris Yeltsinđổi ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 thành ngày của Đồng lòng và Hòa giải. Năm 2006,Putinđã đi xa hơn bằng cách thay đổi ngày nghỉ đến ngày4 tháng 11và đổi tên nó là ngày Thống nhất.[13]Nhưng đến ngày 11 tháng 4 năm2009, sau 3 năm gián đoạn, Tổng thống NgaDmitry Medvedevđã ký đạo luật Liên bang khôi phục ngày lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga từ đầu năm2010. Văn kiện này đã đượcĐuma Quốc gia(Hạ viện) vàHội đồng Liên bang(Thượng viện) Nga thông qua ngày27 tháng 3và1 tháng 4năm2009[14].
Ngày 6/12/2016, Tổng thống NgaVladimir Putinđã ký sắc lệnh chính phủ về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Nga, Bộ Văn hoá Nga có trách nhiệm tổ chức các sự kiện kỷ niệm nhân dịp này[15]
Năm 2017, kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười tại Nga năm 2017, Tổng thống NgaVladimir Putinkhông trực tiếp tham gia những sự kiện trong tuần lễ kỷ niệm doĐảng Cộng sản Ngatổ chức nhưng ông cũng không phản đối, tờBBCcho rằng ông không thích khẩu hiệu “Cách mạng sống mãi” của họ vì nó làm ảnh hưởng tới sự nắm quyền của ông[16]Trong diễn văn của ông tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi ngày19 tháng 10năm 2017, Putin phát biểu:
“”Ngày hôm nay, khi chúng ta quay lại các bài học của thế kỷ trước, tức Cách mạng Nga 1917, chúng ta thấy những kết quả của nó phức tạp ra sao. Những sự kiện đó mang lại kết quả tiêu cực, và chúng ta cũng phải thừa nhận cả kết quả tích cực, đan xen với nhau… Tuy nhiên, mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước (Liên Xô) mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917, đã là đầu máy chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới (điều này là rõ ràng và cũng phải thừa nhận), cái mô hình đó đã khiến người ta phải đánh giá lại các mô hình phát triển, tạo ra cạnh tranh và mâu thuẫn, từ đó tạo ra lợi ích mà theo tôi phần lớn do phương Tây được hưởng… Nhiều thành tựu của phương Tây trong thế kỷ 20 là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Tôi đang nói về việc nâng cao chất lượng sống, hình thành giới trung lưu mạnh, cải tổ thị trường lao động và không gian xã hội, thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền gồm cả quyền cho người thiểu số và phụ nữ, vượt qua phân biệt chủng tộc mà quý vị nhớ đã từng là hành vi xấu hổ ở nhiều nước kể cả Mỹ, chỉ vài thập niên trước đây.“[16]”
Năm2017, nhân việc kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười,Đảng Cộng sản Liên bang Ngatuyên bố[17]:
“Các sự kiện trong tháng 10 năm 1917 không chỉ làm rung chuyển thế giới bởi quy mô và độ hùng vĩ tuyệt vời của nó, mà còn đặt nền móng cho sự duy trì, phát triển ổn định và tiến bộ của thế giới, hướng tới sự chấm dứt nạn bóc lột giữa con người với con người, xây dựng một xã hội công bằng và chủ nghĩa xã hội. Bằng cách đưa ra những giải pháp cho những thách thức đáng gờm của thế kỷ 20 (thông qua hiện thân làLiên bang Xô viết), Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đã chứng minh cho thế giới sức sống củachủ nghĩa xã hội:
Cách mạng Tháng Mười đã biến một cuộc chiến tranh đế quốc thành một cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp, đánh dấu sự khởi đầu của một phong trào quần chúng vì chủ nghĩa xã hội ở các nơi khác nhau của thế giới. Cách mạng Tháng Mười đã đánh bại biến thể phản động nhất củachủ nghĩa đế quốc, đó làchủ nghĩa phát xít. Cách mạng Tháng Mười đã phá hủy hệ thốngthuộc địatrên thế giới, mở đường cho sự phát triển bình đẳng của mọi người dân thuộc các sắc tộc và tín ngưỡng khác nhau. Cách mạng Tháng Mười đã chiếu sáng con đường của nhân loại tiến vào kỷ nguyên thám hiểm không gianvũ trụ. Cách mạng Tháng Mười đã tạo ra con đường để khai thácnăng lượng hạt nhânvà sử dụng nó vào mục đích hòa bình. Cách mạng Tháng Mười mở ra cho mọi người con đường phía trước, hướng tới hòa bình và tiến bộ.
Cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng ý nghĩa không chỉ nước Nha và nhiều nước trên thế giới
Để lại bài học quý cho cách mạng Việt Nam
Phải dựng được lực lượng dựa trên Giải cấp vô sản
Tinh thần đoàn kết trong dân tộc, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
Nguyên nhân
Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga vẫn còn tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.
Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sỹ đã quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.
Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bolshevik, Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề “Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay“. Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi “Luận cương tháng Tư” chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các xô viết: “Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân”. Về phương pháp đấu tranh, Lenin viết: “Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng”. Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi, nếu các Xô viết bị tấn công.
Lenin diễn thuyết kêu gọi nhân dân lao động đứng lên làm cách mạng, tháng 5 năm 1917
Để bày tỏ sự ủng hộ Đảng Bolshevik, Ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1 tháng 5) năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hòa bình, dân chủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevick, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô Viết”, “Hòa bình, ruộng đất, bánh mì”. Những cuộc biểu tình này làm cho chính phủ lâm thời khủng hoảng. Ngày 2 tháng 5 (15 tháng 5) trước áp lực của quần chúng, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 tháng 5, Chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa hiệp.
Ngày 18 tháng 6 (1 tháng 7), Đảng Menshevik và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quân chúng để biểu dương lực lượng nhưng Đảng Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Đảng Bolshevick với các khẩu hiệu: “Đả đảo chiến tranh”, “Tất cả chính quyền về tay các xô viết”.
Vladimir Lenin, lãnh tụ đảng Bolshevik
Ngoài mặt trận, Cuộc tổng tấn công của Kerensky, một chiến dịch tổng tấn công của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung đã thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt hoặc bị giết, hơn 200.000 bị thương. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.
Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay xô viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình, làm hơn 1000 người chết và 2000 người bị thương. Sau đó, Chính phủ Lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in và nhà báo bị cấm đưa tin về vụ đàn áp. Chính phủ ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.
Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, Đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay xô viết” còn Lenin rút về hoạt động bí mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ đảng Xã hội Cách mạng lên làm thủ tướng. Kornilov Affair, một viên tướng cũ của chế độ Nga hoàng, được sự đồng ý của Kerensky đưa quân đội về Petrograd để thiết lập lại trật tự. Nhưng khi đưa quân về thủ đô, Kornilov quyết định gây bạo loạn để lật đổ chính phủ lâm thời, giành lấy chính quyền cho mình.
Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Đảng Bolshevik đã kêu gọi và tổ chức công nhân và nhân dân bảo vệ thủ đô Petrograd. Công nhân đường sắt phá hoại ngầm các đoàn tàu chuyên chở quân của Kornilov. Các đội Cận vệ đỏ – lực lượng vũ trang của công nhân được nhanh chóng thành lập ở các nơi. Công nhân vũ trang canh giữ bảo vệ các nhà máy và nhà ga xe lửa. Nhờ sự tuyên truyền giải thích của những người Bolshevik và công nhân, các đơn vị quân đội của Kornilov đã kháng lệnh, từ chối tiến về thủ đô và bắt giữ các sĩ quan. Tướng Kornilov bị bắt giam.
Alexander Kerensky
Như vậy, Lenin đã phát động quần chúng đánh tan ý định thiết lập chính quyền quân sự của Kornilov, đồng thời phản đối chính sách tiếp tục theo đuổi chiến tranh của chính phủ Kerensky, do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dập tắt, uy tín của đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Những đại biểu Menshevik và Xã hội Cách mạng dần bị các đại biểu Bolshevik thay thế trong các Xô Viết.
Trong khi đó, chính phủ lâm thời của Kerensky tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.
Ngày 31 tháng 8, Xô viết vùng Petrograd và sau đó ngày 5 tháng 9, Xô viết vùng Moskva đã thông qua các nghị quyết của đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành lại chính quyền. Từ tháng 9, Xô viết nhiều thành phố, nhiều địa phương khác đều có những thay đổi như Xô viết Petrograd. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có trên 250 Xô viết ủng hộ Đảng Bolshevik. Số lượng các Xô viết ở trong nước Nga đã tăng lên nhanh chóng, 600 Xô viết vào tháng 3 đã lên tới 1600 Xô viết trong tháng Chín.
Tới giữa tháng 9, Lenin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”. Với sự ủng hộ từ người dân các khu vực lớn, thời cơ để đảng Bolshevik tiến hành Cách mạng đã chín muồi.
Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]Lenin cải trang
Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10, V. I. Lenin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lenin đứng đầu để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang. Tuy nhiên, một số ủy viên không tán thành kế hoạch khởi nghĩa nên ngày 18 tháng 10 họ đã đăng ý kiến của mình trên tờ báo Đời sống mới, do đó chính phủ lâm thời biết được kế hoạch nổi dậy nên đã chuẩn bị đề phòng. Từ mặt trận, 70 tiểu đoàn bộ binh xung kích và một số trung đoàn độc lập được điều động về bảo vệ những thành phố lớn. Do đó Lenin đã quyết định tổ chức nổi dậy sớm 1 ngày tức là ngày 24 tháng 10 làm cho đối thủ bất ngờ.
Ngày 24 tháng 10 (6-11), Lenin viết cho ban chấp hành Trung ương Đảng: “…vô luận bằng cách nào cũng không được để chính quyền nằm trong tay Kerensky”.
Chiều ngày 24 tháng 10, Lenin cải trang đến điện Smolny để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tại điện Smolny trên các cửa sổ đều có đốt lửa, phía ngoài là xe thiết giáp, trạm gác bố trí tại cửa ra vào. Binh sĩ vũ trang đi lại tấp nập. Tin Lenin trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được báo tới khắp các trung đoàn và nhà máy. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời đưa các đội canh gác đến đóng chung quanh những cơ quan quan trọng nhất bao gồm các học sinh sĩ quan, tiểu đoàn kị binh xung kích, tiểu đoàn lính phụ nữ và các đơn vị Cozak tập trung tại Cung điện Mùa Đông.
Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch, các đơn vị Cận vệ đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, các cầu bắc qua sông Neva. Trong đêm 24 và ngày 25, các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân, binh lính cách mạng và thủy binh hạm đội Ban Tích đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô. Ngay trong đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất.
Chiến hạm Rạng ĐôngTuần dương hạm Rạng Đông được thể hiện trên tấm huân chương Cách mạng Tháng Mười.Thủy thủ hạm đội Baltic và các chiến sĩ Cận vệ đỏ tấn công cung điện Mùa Đông
Sáng ngày 25 tháng 10, với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cozak sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng. Nhưng các đơn vị này đã ngầm ủng hộ quân cách mạng, họ lấy lý do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin thì biết quân đội đã quay sang ủng hộ đối phương, ông liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít, sau đó viện lý do đến gặp các đơn vị, Kerensky đã lợi dụng xe của đại sứ quán Hoa Kỳ để trốn khỏi thành phố. Tất cả các sĩ quan cao cấp cũng bỏ về nhà riêng, chỉ còn các bộ trưởng ở lại Cung điện Mùa Đông.
Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ.
Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩ Cận vệ đỏ và các thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để phòng thủ.
6 giờ chiều, đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công.
9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công (thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Quân phòng thủ cung điện chỉ kháng cự lẻ tẻ rồi nhanh chóng tan rã. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).
Tác giả Thierry Wolton tường thuật rằng tất cả nhân chứng thời đó đều cảm thấy bất ngờ do sự kiện tấn công cung điện mùa đông diễn ra rất chớp ngoáng. Báo L’Humanité của cộng sản Pháp ngày 09/10/1917 đăng bài “Cuộc đảo chính tại Nga“. Khi đó lực lượng quân sự của người Bolshevik tiến vào Cung điện Mùa Đông, lúc đó đã trở thành quân y viện, họ không gặp sự kháng cự nào đáng kể từ đội nữ binh và các sinh viên sĩ quan. Ở bên ngoài, xã hội vẫn hoạt động bình thường, hầu như đa số người dân thủ đô Petrograd không nhận ra. Theo nhà sử học Mỹ Richard Pipes, thiệt hại trong cuộc tấn công vào Cung điện Mùa đông chỉ có năm người chết và một số người bị thương, hầu hết là do đạn lạc. Sau sự kiện này, tất cả báo chí không phải của người Bolshevik đều bị cấm còn Hội đồng Xô viết bị ngưng hoạt động mười ngày sau đó. Chính quyền do người Bolshevik lãnh đạo cai trị bằng sắc lệnh. Một tháng sau, Tchéka (Ủy ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống phản cách mạng, tung tin đồn nhảm và phá hoại) ra đời. Đến tháng 1 năm 1918, Quốc hội lập hiến bị giải tán, đến tháng 6/1918 những trại giam đầu tiên được thành lập trong thời kỳ Nội chiến Nga để chống Bạch Vệ và liên quân 14 nước can thiệp (Anh, Mỹ, Đức, Nhật…). Những diễn biến này cũng rất giống với diễn biến của Cách mạng Pháp 1789: mở màn bởi cuộc đảo chính đánh chiếm ngục Bastille, sau đó là giải tán quốc hội lập hiến và cuộc chiến tranh chống lại sự tấn công của liên quân các nước phong kiến châu Âu (Anh, Phổ, Áo). Theo Thierry Wolton, từ “Cách Mạng Tháng Mười” mang lại một vầng hào quang cho sự kiện, khiến nó được nâng ngang tầm với những tiến bộ như Cách mạng Pháp 1789.[3]
Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]
Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga cũ), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, thực hiện chính sách nam nữ bình đẳng.
Tem thư mô tả cảnh Lenin tuyên bố thành lập Nhà nước Xô viết
Sau thành công ở Petrograd và Moscow, các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương được thành lập. Tới cuối tháng 11, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở 28 tỉnh (trong tổng số 49 tỉnh) thuộc phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga. Đến cuối tháng 3 năm 1918, Chính quyền Xô viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn.
Tháng 12 năm 1917, Hội đồng Kinh tế Quốc dân Tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hội đồng có trách nhiệm thực hiện cải cách ruộng đất, theo đó xóa bỏ việc chiếm hữu ruộng đất của giới địa chủ, trao lại ruộng đất cho nông dân. Đối với công nghiệp, thực hiện quốc hữu hóa một số nhà máy lớn, đồng thời thực hiện chính sách lao động tiên tiến (ngày làm việc 8 giờ, cấm sa thải công nhân bừa bãi, quy định chế độ nghỉ phép đối với công việc nặng nhọc…)
Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô viết ký Hòa ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm, chính thức rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh đẫm máu do Sa hoàng phát động đã khiến hơn 2 triệu binh sĩ Nga tử trận và gần 5 triệu người bị thương, đến đây là kết thúc. Dù phải chấp nhận những điều khoản bồi thường nặng nề, nhưng Lenin đã dự đoán rằng Đế quốc Đức sẽ không còn tồn tại lâu nên khoản bồi thường đó sẽ sớm bị vô hiệu (và dự đoán này đã chính xác khi Đế quốc Đức sụp đổ vào tháng 11/1918). Quan trọng hơn, người dân Nga cuối cùng đã có được hòa bình để bắt tay vào hàn gắn những tàn phá mà Thế chiến I gây ra cho đất nước mình.
Ngay sau khi cách mạng vừa thắng lợi, ngày 2/11/1917 (theo lịch Nga cũ), Chính phủ Xô viết đã tuyên bố bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc nước Nga. Tuyên bố khẳng định những nguyên tắc căn bản của Chính quyền Xô viết đối với các vấn đề dân tộc, khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết[4]:
Tranh vẽ kỷ niệm 1 năm Cách mạng (1918) khắc họa việc người dân Nga đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế
Đó là những nguyên tắc pháp lý quan trọng về vấn đề dân tộc. Nhà nước Xô viết đã tán thành quyền tách ra độc lập của Phần Lan, Ba Lan, xóa bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng của Chính phủ Nga hoàng trước đây đối với Thổ Nhĩ Kì, Ba Tư (Iran) và các nước khác.
Ngày 10/1/1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ III đã khai mạc. Đại hội quyết định hợp nhất các Xô viết đại biểu nông dân với Xô viết đại biểu công nhân và binh lính, thông qua bản “Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột”. Tuyên ngôn đã trở thành cơ sở cho bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô viết, được thông qua vào tháng 7-1918. Đại hội đã thông qua quyết định lịch sử cải tổ nước Cộng hòa Xô viết Nga thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, trên cơ sở liên minh tự nguyện giữa các dân tộc ở nước Nga.
Theo sư ủy nhiệm của Trung ương Đảng, tháng 4-1918, Lênin viết tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết”. Trong tác phẩm này, Lênin kêu gọi cần “tổ chức thật chặt chẽ sự kiểm soát và kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm”, củng cố kỉ luật lao động, lôi kéo các chuyên gia tư sản, sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật.
Từ mùa xuân năm 1918, Sắc luật ruộng đất bắt đầu được thực hiện, nông dân Nga đã nhận được (không phải trả tiền) hơn 150 triệu héc ta ruộng đất từ giai cấp địa chủ, tư sản, nhà thờ và hoàng gia Nga hoàng cũ. Nông dân Nga đã được giải phóng khỏi những khoản tiền lĩnh canh phải nộp hằng năm, xóa được 3 tỷ Rúp tiền nợ các ngân hàng. Với việc thu ruộng đất và nông cụ của địa chủ cũng như tịch thu một phần của phú nông, quá trình trung nông hóa trong nông dân đã bắt đầu (từ 20% lên 60%). Trung nông đã tin tưởng và đi theo Chính quyền Xô viết. Đó là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng ở nông thôn.
Trong khi nước Nga đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì các phần tử Bạch vệ với sự giúp sức của 14 nước đế quốc đã ra sức lật đổ chính quyền Xô viết. Trước tình hình đó, nước Nga Xô viết đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xây dựng Hồng quân công nông. Cuộc nội chiến Nga đã diễn ra từ đầu năm 1918 đến tháng 11 năm 1920 khi Hồng quân đã đánh tan ngoại xâm và nội phản. Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về chính quyền Xô viết, nước Nga Xô viết được giữ vững.
Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn của Đảng Bolshevik mà lãnh đạo là Lenin, biết lợi dụng sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc. Ngoài ra, cuộc cách mạng cũng biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi các nước đế quốc đang tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.
Bolshevik (1920), tranh của Boris Kustodiev
Với những người cộng sản và các phong trào giải phóng dân tộc chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng này, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười đã giải phóng các dân tộc thiểu số trên Đế quốc Nga khỏi thân phận phụ thuộc, bị chế độ Sa hoàng áp bức, bóc lột. Sau cuộc cách mạng này, hàng loạt nhà nước của các dân tộc bị áp bức trên lãnh thổ nước Nga ra đời. Ngoài ra, Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và nhân dân các nước thuộc địa, mở ra con đường cải biến chủ nghĩa tư bản và giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Nhà nghiên cứu văn hóa P.B. Churbanov tuyên bố Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng vĩ đại, cuộc cách mạng ấy diễn ra là tất yếu và, trong thời điểm lịch sử đó, không ai ngoài những người Bolshevik có thể giữ vững được chính quyền. Học giả Ia. A. Kesler, tác giả của rất nhiều cuốn sách về đề tài chính trị và lịch sử, cũng đồng tình với ý kiến ấy, rằng Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ là tất yếu, hợp với quy luật phát triển của lịch sử, bởi lẽ, từ thời điểm đó hình thức tồn tại kiểu chế độ Nga hoàng đã lỗi thời, không còn hướng phát triển. Giáo sư tiến sĩ Sử học, chính trị gia B.Ph. Slavin với bài phát biểu có nhan đề đầy hứa hẹn nhiều điều thú vị “Cách mạng: huyền thoại và hiện thực”, đã khẳng định rằng chính biến tháng Mười là đỉnh cao của việc giải quyết các vấn đề xã hội chính trị mà vào giai đoạn đó, chính quyền Nga hoàng mục nát không thể giải quyết được. Cuộc cách mạng này đã đưa nhân dân đến với sự bình đẳng giữa các công dân trong xã hội, sự thống nhất và đoàn kết giữa các dân tộc.[5].
Có một số người theo chủ nghĩa chống cộng như nhà văn Ivan Shmelev gọi đó là cuộc tàn sát, còn Vasilii Rozanov thì gọi nó là Vụ cướp bóc, hoặc một số con chiên của Giáo hội Chính Thống giáo Nga coi Cách mạng Tháng Mười như một ngày quốc tang.[5]. Có một số nhà sử học Phương Tây thì xem Cách mạng tháng Mười là một cuộc đảo chính bạo lực đã thiết lập nên một chính quyền độc tài toàn trị ở nước Nga [6] [7], họ cho rằng Đảng Bolshevik trên thực tế đã không thực sự nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, minh chứng là những người Bolshevik chỉ giành được thiểu số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào tháng 12 năm 1917[8]. Nhưng tựu trung, không thể phủ nhận Cách mạng tháng Mười có thể thành công được là nhờ được đa số nhân dân Nga ủng hộ. Trong một loạt những ý kiến này đều vang lên một kết luận dường như là chân lý: “Trong chiến tranh, người chiến thắng là kẻ trong thời điểm lịch sử cụ thể ấy đang nắm giữ chân lý. Và thời điểm năm 1917 xa xưa, Hồng quân đã thắng.”[5]. Nhờ sự ủng hộ của đa số nhân dân mà nhà nước Bolshevik non trẻ mới có thể huy động được lực lượng để đập tan các nhóm chống cách mạng trong nước, và còn đánh thắng được cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, đó là điều không ai có thể phủ nhận được[9]
Lenin diễn thuyết trong sự ủng hộ của binh sĩ Hồng quân.
Trong một cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất, tiến hành vào ngày 12 tháng 1 năm 2008, trung tâm Phân tích Levada đã đưa ra các số liệu: 57% số người dân Nga được hỏi ý kiến cho rằng: Cách mạng Tháng Mười Nga đã đem lại lợi ích cho nhân dân Nga. 26% người được hỏi tin tưởng: cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga, 31% cho rằng Cách mạng đem đến sự nhảy vọt cho nền kinh tế và xã hội Nga. Số người cho rằng Cách mạng Tháng Mười kìm hãm sự phát triển của nhân dân chỉ có 16%; số người cho đó là một sự kiện tiêu cực chỉ là 15%.
Trên phạm vi thế giới, Cách mạng Tháng Mười là một trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Nó đánh dấu việc ra đời của Nhà nước Liên Xô, một nhà nước ủng hộ phong trào cộng sản và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Liên Xô đã thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản lan rộng ra toàn thế giới buộc các nước phương Tây phải cải cách nền kinh tế – chính trị – xã hội của mình để thích nghi với hoàn cảnh mới. Cuộc cách mạng cũng tác động lớn đến các thuộc địa. Vào thời bấy giờ, hầu hết các nước châu Á, châu Phi đều bị các nước thực dân phương Tây xâm chiếm và biến thành thuộc địa. Trong suốt hàng trăm năm, các phong trào đòi độc lập ở các nước này đều bị dập tắt do trang bị thô sơ, lại không có lực lượng quốc tế nào ủng hộ. Sau khi ra đời, Liên Xô đã hỗ trợ rất nhiều về vật chất và ngoại giao để giúp các nước này giành độc lập. Trung Hoa Dân quốc tiến hành Bắc phạt và phát triển nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô. Nhiều nước khác ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin được sự hỗ trợ chính trị và viện trợ kinh tế – quân sự của Liên Xô đã vùng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Đến những năm 1970 thì hệ thống thuộc địa của thực dân phương Tây đã bị tan rã sau 300 năm tồn tại.
Năm 1927, trong cuốn sách sách giáo khoa lý luận chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam[10] – Đường kách mệnh, nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc (1890–1969) giới thiệu tính chất và kinh nghiệm những cuộc cách mạng đã diễn ra trong lịch sử thế giới. Đặc biệt, đối với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, ông coi đó là con đường giải phóng cho dân tộc khỏi ách thực dân:
Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười – con đường duy nhất đúng đắn – Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự… Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.[11]
50 năm sau cuộc Cách mạng Tháng Mười, Hồ Chí Minh nhớ lại:[11]
“
Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười.
”— Hồ Chí MinhTem thư kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, trong đó mô tả những thành tựu của Cách mạng
Với việc Cách mạng Tháng 10 nổ ra và sự thành lập Nhà nước Xô viết, lịch sử thế giới lần đầu tiên xuất hiện một kiểu Nhà nước mới, cùng những chính sách hướng đến lợi ích của người lao động và công bằng xã hội: quyền bình đẳng của phụ nữ, cấm phân biệt chủng tộc, quyền làm việc 8 giờ/ngày, chống sa thải lao động vô cớ, trợ cấp cho người già và người tàn tật, giáo dục và y tế miễn phí… Đây là những chính sách mà các nước phương Tây cùng thời kỳ chưa hề có. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước Xô viết đã tạo ra áp lực khiến các nước tư bản phương Tây tư bản phải tự cải cách, mở rộng các quyền lợi của người lao động và phúc lợi xã hội. Ngày nay, nhiều chính sách của Nhà nước Xô viết đã được các nhà nước hiện đại tiếp thu, trở thành giá trị phổ quát ngay cả ở các nước phương Tây vốn từng muốn dập tắt cuộc Cách mạng[12].
Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã, Boris Yeltsin đổi ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 thành ngày của Đồng lòng và Hòa giải. Năm 2006, Putin đã đi xa hơn bằng cách thay đổi ngày nghỉ đến ngày 4 tháng 11 và đổi tên nó là ngày Thống nhất.[13] Nhưng đến ngày 11 tháng 4 năm 2009, sau 3 năm gián đoạn, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký đạo luật Liên bang khôi phục ngày lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga từ đầu năm 2010. Văn kiện này đã được Đuma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga thông qua ngày 27 tháng 3 và 1 tháng 4 năm 2009[14].
Ngày 6/12/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh chính phủ về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Nga, Bộ Văn hoá Nga có trách nhiệm tổ chức các sự kiện kỷ niệm nhân dịp này[15]
Năm 2017, kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười tại Nga năm 2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin không trực tiếp tham gia những sự kiện trong tuần lễ kỷ niệm do Đảng Cộng sản Nga tổ chức nhưng ông cũng không phản đối, tờ BBC cho rằng ông không thích khẩu hiệu “Cách mạng sống mãi” của họ vì nó làm ảnh hưởng tới sự nắm quyền của ông[16] Trong diễn văn của ông tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi ngày 19 tháng 10 năm 2017, Putin phát biểu:
“”Ngày hôm nay, khi chúng ta quay lại các bài học của thế kỷ trước, tức Cách mạng Nga 1917, chúng ta thấy những kết quả của nó phức tạp ra sao. Những sự kiện đó mang lại kết quả tiêu cực, và chúng ta cũng phải thừa nhận cả kết quả tích cực, đan xen với nhau… Tuy nhiên, mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước (Liên Xô) mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917, đã là đầu máy chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới (điều này là rõ ràng và cũng phải thừa nhận), cái mô hình đó đã khiến người ta phải đánh giá lại các mô hình phát triển, tạo ra cạnh tranh và mâu thuẫn, từ đó tạo ra lợi ích mà theo tôi phần lớn do phương Tây được hưởng… Nhiều thành tựu của phương Tây trong thế kỷ 20 là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Tôi đang nói về việc nâng cao chất lượng sống, hình thành giới trung lưu mạnh, cải tổ thị trường lao động và không gian xã hội, thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền gồm cả quyền cho người thiểu số và phụ nữ, vượt qua phân biệt chủng tộc mà quý vị nhớ đã từng là hành vi xấu hổ ở nhiều nước kể cả Mỹ, chỉ vài thập niên trước đây.“[16]”
Năm 2017, nhân việc kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, Đảng Cộng sản Liên bang Nga tuyên bố[17]:
“Các sự kiện trong tháng 10 năm 1917 không chỉ làm rung chuyển thế giới bởi quy mô và độ hùng vĩ tuyệt vời của nó, mà còn đặt nền móng cho sự duy trì, phát triển ổn định và tiến bộ của thế giới, hướng tới sự chấm dứt nạn bóc lột giữa con người với con người, xây dựng một xã hội công bằng và chủ nghĩa xã hội. Bằng cách đưa ra những giải pháp cho những thách thức đáng gờm của thế kỷ 20 (thông qua hiện thân là Liên bang Xô viết), Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đã chứng minh cho thế giới sức sống của chủ nghĩa xã hội:
Cách mạng Tháng Mười đã biến một cuộc chiến tranh đế quốc thành một cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp, đánh dấu sự khởi đầu của một phong trào quần chúng vì chủ nghĩa xã hội ở các nơi khác nhau của thế giới.
Cách mạng Tháng Mười đã đánh bại biến thể phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc, đó là chủ nghĩa phát xít.
Cách mạng Tháng Mười đã phá hủy hệ thống thuộc địa trên thế giới, mở đường cho sự phát triển bình đẳng của mọi người dân thuộc các sắc tộc và tín ngưỡng khác nhau.
Cách mạng Tháng Mười đã chiếu sáng con đường của nhân loại tiến vào kỷ nguyên thám hiểm không gian vũ trụ.
Cách mạng Tháng Mười đã tạo ra con đường để khai thác năng lượng hạt nhân và sử dụng nó vào mục đích hòa bình.
Cách mạng Tháng Mười mở ra cho mọi người con đường phía trước, hướng tới hòa bình và tiến bộ.