0 bình luận về “Cảm nghĩ sau khi tham quan căn cứ Minh Đạm”
Có câu nói rằng “Cuộc đời con người giống như chiếc xe đạp, nếu vòng bánh không quay thì chiếc xe sẽ đổ”, vì vậy, cuộc đời mỗi người cần gắn liền với những chuyến đi, đi để khám phá, học tập; đi để trải nghiệm, trưởng thành và để hoàn thiện mình. Nhân kỉ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chúng em – học sinh trường THCS Kim Đồng – đã được tham gia chuyến đi thực tế tới Khu căn cứ chiến tích Minh Đạm.
Vào lúc 7 giờ ngày 29/12/2016, đoàn xe xuôi theo quốc lộ 51 để về với âm thanh yên ả và làn gió mát nhẹ của sóng biển Long Hải, để cảm nhận được không khí bình yên, thanh thản mà trang nghiêm, oai hùng của nhà tưởng niệm anh hùng Võ Thị Sáu; để cảm nhận được không khí mát mẻ của núi rừng và thả hồn mình về với những chiến công oanh liệt ngày xưa khi đến với khu căn cứ chiến tích Minh Đạm. Khoảng hơn 30 phút ngồi trên xe, em cùng các bạn học sinh lớp 9 đã đến Công viên tượng đài và đền thờ anh hùng Võ Thị Sáu. Bước vào đền, hình ảnh hiện ra trước mắt em là bức tượng chị Võ Thị Sáu đứng hiên ngang, sừng sững. Dường như nắng gió nơi đây cũng phải khuất phục trước người con gái gan dạ, dũng cảm, kiên cường này. Nắng cứ rải vàng trên những khóm hoa sứ trắng muốt, gió cứ khẽ lay nhẹ đóa lan tỏa hương thơm bát ngát. Trái với vẻ thơ mộng bên ngoài, bên trong đền lại rất trang nghiêm, thanh tịnh với những làn khói hương bay như những nốt nhạc buồn. Chúng em được thắp hương, được nghe giới thiệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng và tấm gương hi sinh anh dũng, kiên cường của nữ anh hùng Võ Thị Sáu cũng như được thực tế nhìn thấy các hình ảnh, bài thơ, vật dụng mà gia đình Chị đã sử dụng, các bài viết về lịch sử cuộc đời của Chị và những tư liệu về vùng đất, con người Đất Đỏ,… Nhắc đến chị Võ Thị Sáu là nhắc đến hình ảnh một người con gái trẻ với mái tóc dài nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ, với tấm lòng yêu nước sắt son, đầu ngẩng cao bất khuất ngay trong lúc hi sinh đang ở cái tuổi vừa chớm đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của đời người con gái. Cuộc đời của chị đã khiến em không khỏi xúc động và tự hào.
Rời khỏi Đài tưởng niệm chị Võ Thị Sáu với một chút ấm áp, một chút yêu thương, một chút bâng khuâng và lưu luyến thì chúng em lại xuôi theo con đường về biển Long Hải để đến căn cứ kháng chiến núi Minh Đạm. Người ta bảo, đến với Minh Đạm không chỉ để thả hồn trở về quá khứ với những chiến tích oanh liệt mà còn “thanh thản” với không gian bao la của rừng, của núi và của những cơn gió khơi xa thổi vào từ bãi tắm Thùy Dương mênh mông bát ngát.
Xưa, núi có tên là Châu Long – Châu Viên, đỉnh cao nhất là 355 mét so với mặt biển. Nơi đây trên cao, có nguồn nước và đặc biệt là có nhiều hang để trú ẩn nên được làm căn cứ kháng chiến chống Pháp và Mỹ từ năm 1946. Đến năm 1948, để tưởng nhớ 2 vị bí thư và phó bí thư huyện ủy Long Điền đã hi sinh tên Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm, căn cứ được gọi tên là Minh Đạm, tên núi cũng được gọi là Minh Đạm từ thuở đó.
Từ chân núi, đoàn xe phải “leo” trên những con đường trải nhựa ngoằn ngoèo để đến căn cứ. Bên ngoài, những dải hoa anh đào trắng, hồng rực rỡ hiện diện trong tầm mắt. Có thể nói, khu căn cứ Minh Đạm còn là nơi lý tưởng để ta có thể tìm nguồn cảm hứng thi vị khi đứng giữa bao la núi phóng tầm nhìn ra mênh mang biển. Từ trên cao nhìn xuống, biển như một tấm lụa xanh mát trải dài đến cuối tận chân trời. Mặt biển lăn tăn gợn sóng, lấp lánh ánh mặt trời dịu nhẹ của buổi sáng. Một cảnh tượng thật yên bình và giản dị biết mấy. Con đường lên núi khúc khuỷu, hiểm trở, quanh co khiến đường lên căn cứ vô cùng khó khăn, vất vả. Thế mới biết được sự vất vả, gian lao của các anh, các chú chiến sĩ thời kháng chiến.
Đến Minh Đạm, chúng em được viếng thăm Đền thờ các vị anh hùng liệt sĩ. Khỏi phải nói, chúng em hết sức bỡ ngỡ khi lần đầu tiên thấy một đền thờ lớn đến vậy bao gồm ba khu vực chính là nhà khách, nhà nghỉ và nhà tưởng niệm, tất cả đều mang một không khí trang nghiêm, cổ kính. Khu vực nhà tưởng niệm là nơi thờ 2642 liệt sĩ của huyện Long Điền và Đất Đỏ. Cạnh khu vực nhà tưởng niệm còn có 3 tháp nhỏ, một tháp đựng chiếc chuông cổ, một tháp đựng chiếc trống cổ và một tháp là đền thờ vị tổ sư Hải Bình Bảo Tạng- người đầu tiên khai phá ra vùng đất này. Đến viếng đền, mọi người trong đoàn đều rất cảm động trước những tấm gương chiến đấu anh dũng hy sinh của những chiến sĩ cách mạng năm xưa đã vì nước, vì dân, vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc mà sẵn sàng xả thân, chịu đựng mọi cực hình tra tấn của kẻ thù, giữ vững ý chí chiến đấu.
Rời khỏi đền, chúng em đi đến khu cắm trại. Từ đền, chúng em phải vượt qua đường rừng lát đá, đường rừng đi thật không dễ. Hai bên đường là những hàng cây cao, to lớn với những tán lá rậm rạp. Núi rừng Minh Đạm thật bí hiểm. Sau hơn 10 phút, chúng em đã tới khu cắm trại. Ở đây, chúng em tập trung, sắp xếp đồ đạc. Không khí thật náo nhiệt. Sau đó, chúng em được chia làm 2 tốp để tham quan các hang. Đường lên các hang động còn hiểm trở hơn cả đường lên núi, đó chính là những bậc tam cấp lát đá giữa núi rừng bát ngát. Được biết, nhiều hiện vật trong quá trình tôn tạo di tích đã được phát hiện tìm thấy trong hang: các loại khuôn đúc mìn chống tăng tự tạo được chế tác tại hang Quân Giới; những trái mìn E.3 do Mỹ – Úc chế tạo dùng để gài dưới hàng rào kẽm gai bùng nhùng dài 11km, rộng 500m nhằm ngăn chặn sự tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men…của hậu phương, nhằm cô lập hoàn toàn Minh Đạm. Những vỏ thuốc tại hang Quân y dùng chữa trị cho thương, bệnh binh. Đồ dùng sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ sử dụng tại hang Thị đội Cấp (Vũng Tàu). Các loại vỏ đạn pháo, bom, vũ khí …của đế quốc Mỹ đã đánh phá tàn khốc căn cứ Minh Đạm tiêu diệt lực lượng cách mạng…
Sau khi tham quan xong, chúng em tập trung lại và sinh hoạt tập thể, dưới sự quản trò của cô tổng phụ trách Đội và cô Quỳnh Mai buổi sinh hoạt rất sôi nổi, thu hút sự tham gia nhiệt tình từ các bạn. Vào buổi chiều, chúng em được tham gia trò chơi lớn – tìm mật thư. Các đội phải “Băng rừng hành quân” để tìm ra các mật thư sớm nhất có thể. Ai cũng muốn có được kho báu. Không khí ảm đạm, vắng vẻ trên núi dường như đã được “hâm nóng” bằng sự sôi động. Đường lên các hang thì xa, mà lại còn dốc. Ai cũng đều thấm mệt sau trò chơi. Tuy nhiên, trò chơi đã gắn kết tập thể lại với nhau, tạo một không khí sôi động, vui vẻ. Trò chơi không chỉ cốt để vui, mà còn giúp chúng em rèn luyện thể lực, nâng cao kiến thức và quan trọng hơn hết là hiểu được những vất vả, gian nan của người lính khi xưa.
Rời căn cứ Minh Đạm, em như còn nghe vang vọng tiếng hát trầm hùng từ đại ngàn: “Đoàn giải phóng quân một lần ra đi, nào có sá chi đâu ngày trở về. Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi, ra đi thà chết chớ lui …” Một căn cứ ngay giữa lòng của địch, trải mưa bom, bão đạn, pháo bầy… vẫn hiên ngang tồn tại và không ngừng phát triển, hừng hực ngọn lửa cách mạng! Đó là bài học lớn cho thế hệ trẻ hôm nay học tập và phát huy truyền thống của dân tộc, của cách mạng. Chuyến đi tuy kéo dài một ngày, nhưng để lại rất nhiều ý nghĩa.
Có câu nói rằng “Cuộc đời con người giống như chiếc xe đạp, nếu vòng bánh không quay thì chiếc xe sẽ đổ”, vì vậy, cuộc đời mỗi người cần gắn liền với những chuyến đi, đi để khám phá, học tập; đi để trải nghiệm, trưởng thành và để hoàn thiện mình. Nhân kỉ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chúng em – học sinh trường THCS Kim Đồng – đã được tham gia chuyến đi thực tế tới Khu căn cứ chiến tích Minh Đạm.
Vào lúc 7 giờ ngày 29/12/2016, đoàn xe xuôi theo quốc lộ 51 để về với âm thanh yên ả và làn gió mát nhẹ của sóng biển Long Hải, để cảm nhận được không khí bình yên, thanh thản mà trang nghiêm, oai hùng của nhà tưởng niệm anh hùng Võ Thị Sáu; để cảm nhận được không khí mát mẻ của núi rừng và thả hồn mình về với những chiến công oanh liệt ngày xưa khi đến với khu căn cứ chiến tích Minh Đạm. Khoảng hơn 30 phút ngồi trên xe, em cùng các bạn học sinh lớp 9 đã đến Công viên tượng đài và đền thờ anh hùng Võ Thị Sáu. Bước vào đền, hình ảnh hiện ra trước mắt em là bức tượng chị Võ Thị Sáu đứng hiên ngang, sừng sững. Dường như nắng gió nơi đây cũng phải khuất phục trước người con gái gan dạ, dũng cảm, kiên cường này. Nắng cứ rải vàng trên những khóm hoa sứ trắng muốt, gió cứ khẽ lay nhẹ đóa lan tỏa hương thơm bát ngát. Trái với vẻ thơ mộng bên ngoài, bên trong đền lại rất trang nghiêm, thanh tịnh với những làn khói hương bay như những nốt nhạc buồn. Chúng em được thắp hương, được nghe giới thiệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng và tấm gương hi sinh anh dũng, kiên cường của nữ anh hùng Võ Thị Sáu cũng như được thực tế nhìn thấy các hình ảnh, bài thơ, vật dụng mà gia đình Chị đã sử dụng, các bài viết về lịch sử cuộc đời của Chị và những tư liệu về vùng đất, con người Đất Đỏ,… Nhắc đến chị Võ Thị Sáu là nhắc đến hình ảnh một người con gái trẻ với mái tóc dài nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ, với tấm lòng yêu nước sắt son, đầu ngẩng cao bất khuất ngay trong lúc hi sinh đang ở cái tuổi vừa chớm đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của đời người con gái. Cuộc đời của chị đã khiến em không khỏi xúc động và tự hào.
Rời khỏi Đài tưởng niệm chị Võ Thị Sáu với một chút ấm áp, một chút yêu thương, một chút bâng khuâng và lưu luyến thì chúng em lại xuôi theo con đường về biển Long Hải để đến căn cứ kháng chiến núi Minh Đạm. Người ta bảo, đến với Minh Đạm không chỉ để thả hồn trở về quá khứ với những chiến tích oanh liệt mà còn “thanh thản” với không gian bao la của rừng, của núi và của những cơn gió khơi xa thổi vào từ bãi tắm Thùy Dương mênh mông bát ngát.
Xưa, núi có tên là Châu Long – Châu Viên, đỉnh cao nhất là 355 mét so với mặt biển. Nơi đây trên cao, có nguồn nước và đặc biệt là có nhiều hang để trú ẩn nên được làm căn cứ kháng chiến chống Pháp và Mỹ từ năm 1946. Đến năm 1948, để tưởng nhớ 2 vị bí thư và phó bí thư huyện ủy Long Điền đã hi sinh tên Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm, căn cứ được gọi tên là Minh Đạm, tên núi cũng được gọi là Minh Đạm từ thuở đó.
Từ chân núi, đoàn xe phải “leo” trên những con đường trải nhựa ngoằn ngoèo để đến căn cứ. Bên ngoài, những dải hoa anh đào trắng, hồng rực rỡ hiện diện trong tầm mắt. Có thể nói, khu căn cứ Minh Đạm còn là nơi lý tưởng để ta có thể tìm nguồn cảm hứng thi vị khi đứng giữa bao la núi phóng tầm nhìn ra mênh mang biển. Từ trên cao nhìn xuống, biển như một tấm lụa xanh mát trải dài đến cuối tận chân trời. Mặt biển lăn tăn gợn sóng, lấp lánh ánh mặt trời dịu nhẹ của buổi sáng. Một cảnh tượng thật yên bình và giản dị biết mấy. Con đường lên núi khúc khuỷu, hiểm trở, quanh co khiến đường lên căn cứ vô cùng khó khăn, vất vả. Thế mới biết được sự vất vả, gian lao của các anh, các chú chiến sĩ thời kháng chiến.
Đến Minh Đạm, chúng em được viếng thăm Đền thờ các vị anh hùng liệt sĩ. Khỏi phải nói, chúng em hết sức bỡ ngỡ khi lần đầu tiên thấy một đền thờ lớn đến vậy bao gồm ba khu vực chính là nhà khách, nhà nghỉ và nhà tưởng niệm, tất cả đều mang một không khí trang nghiêm, cổ kính. Khu vực nhà tưởng niệm là nơi thờ 2642 liệt sĩ của huyện Long Điền và Đất Đỏ. Cạnh khu vực nhà tưởng niệm còn có 3 tháp nhỏ, một tháp đựng chiếc chuông cổ, một tháp đựng chiếc trống cổ và một tháp là đền thờ vị tổ sư Hải Bình Bảo Tạng- người đầu tiên khai phá ra vùng đất này. Đến viếng đền, mọi người trong đoàn đều rất cảm động trước những tấm gương chiến đấu anh dũng hy sinh của những chiến sĩ cách mạng năm xưa đã vì nước, vì dân, vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc mà sẵn sàng xả thân, chịu đựng mọi cực hình tra tấn của kẻ thù, giữ vững ý chí chiến đấu.
Rời khỏi đền, chúng em đi đến khu cắm trại. Từ đền, chúng em phải vượt qua đường rừng lát đá, đường rừng đi thật không dễ. Hai bên đường là những hàng cây cao, to lớn với những tán lá rậm rạp. Núi rừng Minh Đạm thật bí hiểm. Sau hơn 10 phút, chúng em đã tới khu cắm trại. Ở đây, chúng em tập trung, sắp xếp đồ đạc. Không khí thật náo nhiệt. Sau đó, chúng em được chia làm 2 tốp để tham quan các hang. Đường lên các hang động còn hiểm trở hơn cả đường lên núi, đó chính là những bậc tam cấp lát đá giữa núi rừng bát ngát. Được biết, nhiều hiện vật trong quá trình tôn tạo di tích đã được phát hiện tìm thấy trong hang: các loại khuôn đúc mìn chống tăng tự tạo được chế tác tại hang Quân Giới; những trái mìn E.3 do Mỹ – Úc chế tạo dùng để gài dưới hàng rào kẽm gai bùng nhùng dài 11km, rộng 500m nhằm ngăn chặn sự tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men…của hậu phương, nhằm cô lập hoàn toàn Minh Đạm. Những vỏ thuốc tại hang Quân y dùng chữa trị cho thương, bệnh binh. Đồ dùng sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ sử dụng tại hang Thị đội Cấp (Vũng Tàu). Các loại vỏ đạn pháo, bom, vũ khí …của đế quốc Mỹ đã đánh phá tàn khốc căn cứ Minh Đạm tiêu diệt lực lượng cách mạng…
Sau khi tham quan xong, chúng em tập trung lại và sinh hoạt tập thể, dưới sự quản trò của cô tổng phụ trách Đội và cô Quỳnh Mai buổi sinh hoạt rất sôi nổi, thu hút sự tham gia nhiệt tình từ các bạn. Vào buổi chiều, chúng em được tham gia trò chơi lớn – tìm mật thư. Các đội phải “Băng rừng hành quân” để tìm ra các mật thư sớm nhất có thể. Ai cũng muốn có được kho báu. Không khí ảm đạm, vắng vẻ trên núi dường như đã được “hâm nóng” bằng sự sôi động. Đường lên các hang thì xa, mà lại còn dốc. Ai cũng đều thấm mệt sau trò chơi. Tuy nhiên, trò chơi đã gắn kết tập thể lại với nhau, tạo một không khí sôi động, vui vẻ. Trò chơi không chỉ cốt để vui, mà còn giúp chúng em rèn luyện thể lực, nâng cao kiến thức và quan trọng hơn hết là hiểu được những vất vả, gian nan của người lính khi xưa.
Rời căn cứ Minh Đạm, em như còn nghe vang vọng tiếng hát trầm hùng từ đại ngàn: “Đoàn giải phóng quân một lần ra đi, nào có sá chi đâu ngày trở về. Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi, ra đi thà chết chớ lui …” Một căn cứ ngay giữa lòng của địch, trải mưa bom, bão đạn, pháo bầy… vẫn hiên ngang tồn tại và không ngừng phát triển, hừng hực ngọn lửa cách mạng! Đó là bài học lớn cho thế hệ trẻ hôm nay học tập và phát huy truyền thống của dân tộc, của cách mạng. Chuyến đi tuy kéo dài một ngày, nhưng để lại rất nhiều ý nghĩa.