cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước hoạc bài thơ qua đèo ngang

By Nevaeh

cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước hoạc bài thơ qua đèo ngang

0 bình luận về “cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước hoạc bài thơ qua đèo ngang”

  1. Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ (bánh trôi nước) đã thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam thời kì phng kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất  của người phụ nữ đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu săc đối với thân phận chìm nổi của họ. Bài tho có 2 tầng nghĩa, mang hàm ý sâu sắc. Tầng nghĩa thứ nhất là miêu tả hình ảnh thực của bánh trôi khi được luộc chín. Đó là hình ảnh trắng, tròn, nhưng lại chìm nổi trong nước.  Từ hình ảnh đó gợi cho nhà thơ suy nghĩ về thân phận người phụ nư trong xã hội xưa. Người phụ nữ vừa có vẻ đẹp ngoại hình “trắng” lại vừa có vẻ đẹp tâm hồn “mà em vẫn giữ tấm lòng son”, tấm lòng thủy cung, tình nghĩa. Thế nhưng lại có số phận lênh đênh, bấp bênh, không được tự quyết định cuộc đời của mình “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, bảy nổi ba cìm với nước non”. Bài thơ không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về hình thức nghệ thuật. Bài thơi đã được tác giả vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật, sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô típ dân gian, sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. Tất cả đã tạo nên sức sống lâu bền cho “Bánh trôi nước”. 

    Trả lời

Viết một bình luận