cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích trao duyên

cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích trao duyên

0 bình luận về “cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích trao duyên”

  1.                 $@mina$

    Truyện Kiều là một kiệt tác văn học của Đại thi hào Nguyễn Du để lại cho nền văn học Việt Nam. Tác phẩm mang nhiều giá trị nhân đạo khiến độc giả phải suy ngẫm. Một trong những đoạn trích nổi bật lột tả rõ nét nội tâm nhân vật Thúy Kiều chính là đoạn trích “Trao duyên.”
    Khi gia đình gặp nạn, để giải cứu cho cha và em trai, Thúy Kiều buộc phải trao lại mối duyên của mình cho Thúy Vân:

    “Cậy em, em có chịu lời,
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

    “Cậy, lạy, thưa” là những từ mà người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Những từ ngữ này thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Kiều dành cho người em gái mà mình nhờ vả. Dù mình ở vai trên nhưng Kiều không dùng sự ra lệnh đối với em. Tuy trong lòng cô nhiều suy nghĩ, trăn trở nhưng vẫn bình tĩnh xử lí, sắp xếp, thu vén chuyện của mình.

    “Giữa đường đứt gánh tương tư,
    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
    Kể từ khi gặp chàng Kim,
    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
    Sự đâu sóng gió bất kỳ,
    Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”

    Kiều trình bày với em về hoàn cảnh của mình, về mối tình dang dở của mình với chàng Kim và mong em hãy thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà chấp nhận mối tơ thừa của chị. Hai người đã có những hẹn thề gắn bó dài lâu nhưng nay Kiều không giữ lời hứa đó. Bởi lẽ, nàng không thể hoàn thành cả “chữ hiếu” lẫn “chữ tình”; nên “chữ tình” này, xin gửi lại để Vân thay chị thực hiện. Từng lời nói của Kiều là nỗi đau khổ, day dứt mà nàng đang phải trải qua. Nào ai muốn nhìn thấy cha và em trai bị oan trong tù? Nào ai muốn rời bỏ người mình yêu thương khi tình cảm rất mặn nồng? Ta càng thêm thương xót cho nàng Kiều bạc mệnh.

    “Ngày xuân em hãy còn dài,
    Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
    Chị dù thịt nát xương mòn,
    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

    Vân còn trẻ, đang trong độ tuổi xuân thì, chàng Kim lai là tài tử hiếm có, nếu Vân thay Kiều đến với Kim Trọng thì nàng Kiều sẽ yên tâm mà ra đi vì dù sao đi chăng nữa Vân với Kiều cũng cùng chung giọt máu. Để cảm kích sự đồng ý của Vân, dù cho Kiều có ‘thịt nát xương mòn” nơi đất khách quê người nàng cũng yên tâm mà ra đi, không còn suy tư trăn trở.

    Đoạn thơ gây ám ảnh người đọc bởi nó làm hiện ra trước mắt chúng ta một bức tranh như thực về nàng Kiều trọng tình, trọng nghĩa, ta phần nào hiểu thêm, đồng cảm, thương xót cho số phận một cô gái “hồng nhan bạc mệnh.”

    Điểm nổi bật làm nên thành công vang dội của tác phẩm đó chính là thể thơ lục bát dân gian của dân tộc. Đoạn trích sử dụng những câu cảm thán đã khắc họa thành công tâm trạng, nỗi lòng của Thúy Kiều khi trao mối duyên của mình cho Thúy Vân.

    Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã góp một phần không nhỏ vào việc làm đa dạng nền văn hóa dân tộc. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn trích “Trao duyên” cùng tác phẩm Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

    Bình luận
  2. Truyện Kiều là một kiệt tác văn học của Đại thi hào Nguyễn Du để lại cho nền văn học Việt Nam. Tác phẩm mang nhiều giá trị nhân đạo khiến độc giả phải suy ngẫm. Một trong những đoạn trích nổi bật lột tả rõ nét nội tâm nhân vật Thúy Kiều chính là đoạn trích “Trao duyên.”
    Khi gia đình gặp nạn, để giải cứu cho cha và em trai, Thúy Kiều buộc phải trao lại mối duyên của mình cho Thúy Vân:

    “Cậy em, em có chịu lời,
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

    “Cậy, lạy, thưa” là những từ mà người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Những từ ngữ này thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Kiều dành cho người em gái mà mình nhờ vả. Dù mình ở vai trên nhưng Kiều không dùng sự ra lệnh đối với em. Tuy trong lòng cô nhiều suy nghĩ, trăn trở nhưng vẫn bình tĩnh xử lí, sắp xếp, thu vén chuyện của mình.

    “Giữa đường đứt gánh tương tư,
    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
    Kể từ khi gặp chàng Kim,
    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
    Sự đâu sóng gió bất kỳ,
    Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”

    Kiều trình bày với em về hoàn cảnh của mình, về mối tình dang dở của mình với chàng Kim và mong em hãy thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà chấp nhận mối tơ thừa của chị. Hai người đã có những hẹn thề gắn bó dài lâu nhưng nay Kiều không giữ lời hứa đó. Bởi lẽ, nàng không thể hoàn thành cả “chữ hiếu” lẫn “chữ tình”; nên “chữ tình” này, xin gửi lại để Vân thay chị thực hiện. Từng lời nói của Kiều là nỗi đau khổ, day dứt mà nàng đang phải trải qua. Nào ai muốn nhìn thấy cha và em trai bị oan trong tù? Nào ai muốn rời bỏ người mình yêu thương khi tình cảm rất mặn nồng? Ta càng thêm thương xót cho nàng Kiều bạc mệnh.

    “Ngày xuân em hãy còn dài,
    Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
    Chị dù thịt nát xương mòn,
    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

    Vân còn trẻ, đang trong độ tuổi xuân thì, chàng Kim lai là tài tử hiếm có, nếu Vân thay Kiều đến với Kim Trọng thì nàng Kiều sẽ yên tâm mà ra đi vì dù sao đi chăng nữa Vân với Kiều cũng cùng chung giọt máu. Để cảm kích sự đồng ý của Vân, dù cho Kiều có ‘thịt nát xương mòn” nơi đất khách quê người nàng cũng yên tâm mà ra đi, không còn suy tư trăn trở.

    Đoạn thơ gây ám ảnh người đọc bởi nó làm hiện ra trước mắt chúng ta một bức tranh như thực về nàng Kiều trọng tình, trọng nghĩa, ta phần nào hiểu thêm, đồng cảm, thương xót cho số phận một cô gái “hồng nhan bạc mệnh.”

    Điểm nổi bật làm nên thành công vang dội của tác phẩm đó chính là thể thơ lục bát dân gian của dân tộc. Đoạn trích sử dụng những câu cảm thán đã khắc họa thành công tâm trạng, nỗi lòng của Thúy Kiều khi trao mối duyên của mình cho Thúy Vân.

    Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã góp một phần không nhỏ vào việc làm đa dạng nền văn hóa dân tộc. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn trích “Trao duyên” cùng tác phẩm Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

    Vote 5 sao bạn nhé

    Bình luận

Viết một bình luận