Cảm nhận 4 câu thơ cuối của văn bản “bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của phạm tiến duật ,qua đó liên hệ sự giống và khác nhau với bài ” đồng chí “

Cảm nhận 4 câu thơ cuối của văn bản “bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của phạm tiến duật ,qua đó liên hệ sự giống và khác nhau với bài ” đồng chí “của chính hữu

0 bình luận về “Cảm nhận 4 câu thơ cuối của văn bản “bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của phạm tiến duật ,qua đó liên hệ sự giống và khác nhau với bài ” đồng chí “”

  1. Cung đường Trường Sơn đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Chúng ta có mối tình ngọt ngào và giản dị như trong bài hát Sợi nhớ sợi thương. Chúng ta có những cô gái gan dạ dũng cảm như Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi. Và chúng ta có những người chiến sĩ lái xe với một tâm hồn vô tư như trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

    Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã khiến người đọc cảm nhận được sự mới mẻ, khác biệt. Vì sao lại là xe không kính? Những chiếc xe mà chúng ta vẫn nhìn thấy ngoài đường kia là những chiếc xe sang trọng với gương và kính đầy đủ. Xe không kính thì làm sao che được gió mưa, bụi đường? Vậy tại sao người ta vẫn sử dụng và lại còn có cả một tiểu đội chuyên lái xe không kính? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra nếu như chúng ta chỉ đọc tiêu đề của bài thơ. Phạm Tiến Duật có lẽ đã rất hiểu tâm lý của người đọc, chính bởi vậy mà ngay từ những câu mở đầu bài thơ, ông đã lý giải lý do vì sao mà xe không có kính:

    Không có kính không phải vì xe không có kính

    Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

    Nếu như bây giờ người lái xe được đi trên những con đường trải nhựa thẳng tắp thì trong chiến tranh, người lính lái xe phải trải qua đấ nhiều khó khăn. Khó khăn không chỉ đến từ cung đường mà khó khăn còn đến từ bom đạn. Bom giật, bom rung chính là những nguyên nhân khiến cho kính xe bị vỡ. Nhưng có lẽ với những người lính lái xe thì giữ được tính mạng là may mắn lắm rồi, kính có vỡ cũng không phải vấn đề gì nghiêm trọng. Chính vì vậy mà:

    Ung dung buồng lái ta ngồi

    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

    Sự ung dung trong tâm thế của người chiến sĩ lái xe đã xóa tan được những nghịch cảnh mà họ đang phải trải qua. Từ láy ung dung được đặt lên đầu câu đủ cho người đọc thấy rằng đây không phải là sự gượng ép, cố gắng mà đó là một tâm thế đàng hoàng và đầy tự tin. Trước tâm thế ấy, họ nhìn thẳng về phía trước và thêm vững vàng tay lái. Động từ nhìn được lặp lại 3 lần trong cùng một câu thơ cho thấy thái độ tích cực của người lính lái xe. Họ sẵn sàng đối diện với gian nguy, thử thách và không một chút sợ hãi. Tinh thần dũng cảm ấy được tiếp tục thể hiện trong những câu thơ tiếp theo và động từ nhìn vẫn còn được nhắc lại thêm nhiều lần nữa.

    Chúng ta đều hiểu rằng kính xe giống như một tấm lá chắn giúp bảo vệ xe cũng như bảo vệ những người ngồi bên trong xe. Khi xe không còn kính nữa thì người lái xe sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trước hết đó là gió:

    Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

    Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

    Như sa, như ùa vào buồng lái

    Gió bay vào mắt cay xè là cảm giác mà những người lái xe đều hiểu được. Thực chất không ai nhìn thấy gió, chỉ là cảm nhận được cơn gió chạm vào mắt mình. Phạm Tiến Duật dùng từ rất hay. Đó là nhìn thấy gió, là xoa mắt đắng. Câu thơ khiến cho sự gian khó mà người lính phải đối diện trở nên nhẹ nhàng hơn. Cũng vì xe không có kính nên mọi thứ trước mặt người lái xe trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn. Đó là sao trời, là cánh chim. Chúng cứ như sa, như ùa vào buồng lái nơi mà người lái xe đang làm nhiệm vụ của mình.

    Đối diện với gió rồi người lính lái xe lại phải đối diện với bụi:

    Không có kính, ừ thì có bụi

    Bụi phun tóc trắng như người già

    Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

    Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

    Vẫn là cái tâm thế ung dung và bình thản khi đối diện với khó khăn, những câu thơ của Phạm Tiến Duật khiến người đọc cảm thấy công việc của người lính lái xe thật thú vị. Họ giống như một người nghệ sĩ mà bụi đường chính là thứ mĩ phẩm giúp họ hóa trang thành người già. Mặt lấm bụi, tóc phủ trắng, những người lính gặp nhau ở điểm dừng chân, nhìn nhau cười ha ha đầy vui thích. Nào có ai quan tâm đến nỗi nhọc nhằn kia. Họ chỉ thấy có một điều đó là thú vị.

    Xem thêm:  Giải bài tập Sinh học lớp 6 đầy đủ theo chương trình Sách giáo khoa

    Gió và bụi xem ra cũng chưa thấm vào đâu. Vậy là Phạm Tiến Duật tiếp tục đưa đến một khó khăn nữa đó chính là mưa. Lái xe dưới trời mưa mà xe không có kính thì quả thực không khác nào đang đi đầu trần:

    Không có kính, ừ thì ướt áo

    Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

    Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

    Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi

    Những cơn mưa rừng dội xuống thật khủng khiếp. Phạm Tiến Duật đã miêu tả cơn mưa trong buồng lái không khác nào cơn mưa ở ngoài trời. Cũng dễ hiểu thôi bởi xe đâu có kính. Nhưng mưa to đến mấy cũng chẳng hề gì, họ vẫn tiếp tục lái thêm hàng trăm cây số nữa. Họ bất chấp giông bão bởi vì mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

    Cứ như vậy, những chiếc xe vẫn không ngừng lăn bánh, mặc sự khó khăn mà thời tiết mang lại. Rồi họ gặp nhau ở điểm dừng chân, kể cho nhau nghe chặng đường bom đạn vừa đi qua. Những người lính gặp nhau, những chiếc xe gặp nhau, họ trở thành bè bạn, đồng chí yêu thương nhau qua một cái bắt tay:

    Những chiếc xe từ trong bom rơi

    Đã về đây họp thành tiểu đội

    Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

    Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

    Đến khổ thơ này, tự dưng người đọc có cảm giác kính vỡ trở thành một điều may mắn để những người lính lái xe có thể đến gần với nhau hơn, bắt tay nhau dễ dàng hơn. Giữa nơi bom đạn ác liệt, một cái nắm tay của đồng đội cũng đủ để người lính tiếp cho nhau thêm sức mạnh và vững vàng trên chặng đường sắp tới.

    Sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương của những người lính tiếp tục được thể hiện rõ nét ở những câu thơ tiếp theo:

    Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

    Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

    Lại đi, lại đi, trời xanh thêm

    Một chút nghỉ ngơi lấy sức trước khi tiếp tục làm nhiệm vụ, những người lính có khi lần đầu gặp nhau nhưng cứ chung bát chung đũa là trở thành gia đình. Họ cùng chung lý tưởng, cùng chung một mục tiêu. Chính vì vậy mà sau những giây phút dừng chân nghỉ ngơi, những người lính lại tiếp tục lên đường. Điệp từ lại đi lặp lại khiến cho ta có cảm giác như công việc của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn sẽ chẳng bao giờ kết thúc.

    Xem thêm:  Nhà văn Lê Minh Khê và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”

    Khổ thơ cuối cùng nên lên một hiện thực tàn khốc của cuộc chiến nhưng cũng cho người đọc thấy được lý tưởng cao đẹp của những người lính:

    Không có kính, rồi xe không có đèn

    Không có mui xe, thùng xe có xước

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

    Ngay cả khi xe không có gì cả thì chiếc xe vẫn tiến về phía trước. Ấy là bởi miền Nam còn đang phải chịu cảnh chiến tranh gian khổ. Hình ảnh hoán dụ trái tim là tượng trưng cho một con người với lòng yêu nước nồng nàn. Họ mang trong mình lý tưởng, khát vọng hòa bình lập lại cho cả nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

    Qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính, người đọc cảm nhận được những gian khó của người lính, cảm nhận được sự tàn khốc của chiến tranh. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được những trái tim quả cảm luôn hướng về quốc gia, dân tộc mình.

    Bình luận
  2. Không có kính rồi xe không có đèn
    Không có mui xe thùng xe có xước
    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
    Chỉ cần trong xe có một trái tim.

    Một lần, sự tàn khốc của chiến tranh lại được Phạm Tiến Duật nhắc đến thông qua những chi tiết như xe “không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước”. Nhưng dù chiến tranh có tàn khốc đến máy thì ý chí và sự nỗ lực vì miền Nam vẫn không ngừng nghỉ. Hình ảnh “trái tim” chính là một hình ảnh đẹp. Nó tượng trưng cho lý tưởng chiến thắng, thống nhất nước nhà. Những chiếc xe ngày đêm băng qua mọi nẻo đường, tất cả chỉ nhằm giúp sức cho miền Nam toàn thắng.

    Với hình ảnh người chiến sĩ vận tải kiên cường, hùng dũng và đầy lạc quan, hóm hỉnh, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Và cái kết tinh đẹp nhất trong bài thơ ấy chính là tình đồng chí gắn bó và tình yêu Tổ quốc thiêng liêng.

    Bình luận

Viết một bình luận