cảm nhận của anh cj về người đàn bà làng chài chài ; Người đàn bà hướng về phía đẩu ……… không bao giờ đánh đập tôi
0 bình luận về “cảm nhận của anh cj về người đàn bà làng chài chài ; Người đàn bà hướng về phía đẩu ……… không bao giờ đánh đập tôi”
Cảm nhận về nhân vật Người đàn bà làng chài – Mẫu 1
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời kì đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. Tác phẩm được xây dựng với nhiều nhân vật, nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc nhất là nhân vật người đàn bà hàng chài.
Trong tác phẩm, nhân vật người đàn bà hàng chài chính là tâm điểm trong câu chuyện của Phùng. Nhân vật này chủ yếu xuất hiện trong phát hiện thứ hai của phùng về chiếc thuyền chài lưới và xuất hiện trong chính câu chuyện cuộc đời chị kể ở tòa án huyện. Qua đó, cuộc đời, số phận, tích cách, cảnh ngộ của chị gây xúc động, trăn trở đối với tác giả và người đọc.
Người đàn bà hàng chài, không được gọi tên. Chỉ được gọi bằng những đại từ” Người đàn bà, bà…” Người đàn bà chạc 40 tuổi, mang thân hình quen thuộc của người vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Người đàn bà có ngoại hình thật xấu xí. Trước kia, người đàn bà này sống ở phố. Con một gia đình khá, nhưng không ai lấy vì xấu. Chị đã có mang với anh làng chài và đã có cuộc sống hôn nhân với anh. Người khác nhìn vào cho rằng đây là địa ngục vì ba ngày chị bị một trận nhỏ, năm ngày chị bị một trận lớn. Chị khổ cả về thể xác và tinh thần, giống bao gia đình làng chài khác, gia đình chị đông con, nghèo khó. Người đàn ông xấu xí (chồng chị), một phần vì cuốc sống làm cho tính cách hắn hung bạ. Hắn dùng cách giải thoát sự bức xúc bằng cách đánh đập chị, chửi rửa chị và các con chị “ Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ” Bị những trận đòn roi những cái quất mạnh của chồng tàn bạo, nhưng chị vẫn “ Với vẻ mặt cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không tìm cách chống trả, không tìm cách chạy trốn. Trận đòn roi chỉ dừng lại khi thằng Phác lao tới cứu mẹ và đánh lại bố”. Cả hai mẹ con chỉ biết khóc.
Khi gặp chánh án Đẩu và gợi ý cho chị về vấn đề li hôn, chị nhất định không chịu, chị hiểu rằng trên con thuyền này cần một người đàn ông chèo chống vượt qua. Xưa chồng chị là một con người cục tính nhưng không bao giờ đánh vợ. Nhưng cũng vì cuộc sống khó khăn, làm cho người đàn ông đánh vợ con. Chị nhẫn nhục cam chịu, nhận hết trách nhiệm về bản thân mình. Nhận vì mình đẻ nhiều con mà cuộc sống khổ cực. Theo chị, ông ta trở nên thô bạo như vậy là do hoàn cảnh quá nghèo, quá khổ. Người chồng vũ phu kia chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
Khi bị người chồng đánh, chị không có một phản kháng nào, không chống trả, cũng không chạy trốn. Chị coi việc bị đánh như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình. Chị đã phải gửi thằng Phác lên rừng để nó không phải hận bố vì thấy cảnh đã đánh mẹ. Chị không muốn li dị vì không muốn nhìn cảnh các con thấy bố mẹ chia tay. Cũng vì thương con chị đã yêu cầu lão chồng vũ phu mang chị lên bờ mà đánh vì sợ con nhìn thấy. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
Tác giả đã thành công trong việc xử dụng nghệ thuật đối lập. Một bên là người đàn bà xấu xí, phi thẩm mĩ, một bên là vẻ đáng thương, phẩm chất bên trong của con người đáng trân trọng. Người đàn bà trong truyện là người có cốt cách bên trong, biết nhìn xa, thương đàn con nhỏ, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, thương chồng, thương con, am hiểu lẽ đời, sẵn sàng hi sinh bản thân về hạnh phúc, no ấm cho chồng, cho con. Đây chính là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Qua hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta vẫn thấy thấp thoáng người phụ nữ Việt Nam, dù vẻ ngoài không đẹp nhưng bên trong là một phẩm chất cao quí, luôn nghĩ tới gia đình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để giữ gìn chăm sóc gia đình mình. Đồng thời tác phẩm đã phản ánh một điều, không nên có cái nhìn một chiều về con người và cuộc sống mà cần phải có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn.
Cảm nhận về nhân vật Người đàn bà làng chài – Mẫu 1
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời kì đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. Tác phẩm được xây dựng với nhiều nhân vật, nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc nhất là nhân vật người đàn bà hàng chài.
Trong tác phẩm, nhân vật người đàn bà hàng chài chính là tâm điểm trong câu chuyện của Phùng. Nhân vật này chủ yếu xuất hiện trong phát hiện thứ hai của phùng về chiếc thuyền chài lưới và xuất hiện trong chính câu chuyện cuộc đời chị kể ở tòa án huyện. Qua đó, cuộc đời, số phận, tích cách, cảnh ngộ của chị gây xúc động, trăn trở đối với tác giả và người đọc.
Người đàn bà hàng chài, không được gọi tên. Chỉ được gọi bằng những đại từ” Người đàn bà, bà…” Người đàn bà chạc 40 tuổi, mang thân hình quen thuộc của người vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Người đàn bà có ngoại hình thật xấu xí. Trước kia, người đàn bà này sống ở phố. Con một gia đình khá, nhưng không ai lấy vì xấu. Chị đã có mang với anh làng chài và đã có cuộc sống hôn nhân với anh. Người khác nhìn vào cho rằng đây là địa ngục vì ba ngày chị bị một trận nhỏ, năm ngày chị bị một trận lớn. Chị khổ cả về thể xác và tinh thần, giống bao gia đình làng chài khác, gia đình chị đông con, nghèo khó. Người đàn ông xấu xí (chồng chị), một phần vì cuốc sống làm cho tính cách hắn hung bạ. Hắn dùng cách giải thoát sự bức xúc bằng cách đánh đập chị, chửi rửa chị và các con chị “ Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ” Bị những trận đòn roi những cái quất mạnh của chồng tàn bạo, nhưng chị vẫn “ Với vẻ mặt cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không tìm cách chống trả, không tìm cách chạy trốn. Trận đòn roi chỉ dừng lại khi thằng Phác lao tới cứu mẹ và đánh lại bố”. Cả hai mẹ con chỉ biết khóc.
Khi gặp chánh án Đẩu và gợi ý cho chị về vấn đề li hôn, chị nhất định không chịu, chị hiểu rằng trên con thuyền này cần một người đàn ông chèo chống vượt qua. Xưa chồng chị là một con người cục tính nhưng không bao giờ đánh vợ. Nhưng cũng vì cuộc sống khó khăn, làm cho người đàn ông đánh vợ con. Chị nhẫn nhục cam chịu, nhận hết trách nhiệm về bản thân mình. Nhận vì mình đẻ nhiều con mà cuộc sống khổ cực. Theo chị, ông ta trở nên thô bạo như vậy là do hoàn cảnh quá nghèo, quá khổ. Người chồng vũ phu kia chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
Khi bị người chồng đánh, chị không có một phản kháng nào, không chống trả, cũng không chạy trốn. Chị coi việc bị đánh như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình. Chị đã phải gửi thằng Phác lên rừng để nó không phải hận bố vì thấy cảnh đã đánh mẹ. Chị không muốn li dị vì không muốn nhìn cảnh các con thấy bố mẹ chia tay. Cũng vì thương con chị đã yêu cầu lão chồng vũ phu mang chị lên bờ mà đánh vì sợ con nhìn thấy. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
Tác giả đã thành công trong việc xử dụng nghệ thuật đối lập. Một bên là người đàn bà xấu xí, phi thẩm mĩ, một bên là vẻ đáng thương, phẩm chất bên trong của con người đáng trân trọng. Người đàn bà trong truyện là người có cốt cách bên trong, biết nhìn xa, thương đàn con nhỏ, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, thương chồng, thương con, am hiểu lẽ đời, sẵn sàng hi sinh bản thân về hạnh phúc, no ấm cho chồng, cho con. Đây chính là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Qua hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta vẫn thấy thấp thoáng người phụ nữ Việt Nam, dù vẻ ngoài không đẹp nhưng bên trong là một phẩm chất cao quí, luôn nghĩ tới gia đình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để giữ gìn chăm sóc gia đình mình. Đồng thời tác phẩm đã phản ánh một điều, không nên có cái nhìn một chiều về con người và cuộc sống mà cần phải có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn.