Cảm nhận của em về” bài thơ về tiểu đội xe không kính” Ko chép mạng ạ

Cảm nhận của em về” bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Ko chép mạng ạ

0 bình luận về “Cảm nhận của em về” bài thơ về tiểu đội xe không kính” Ko chép mạng ạ”

  1.         Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đã đi vào văn học, thơ ca một cách sinh động, hào hùng và đầy khí thế, trong đó nổi bật là hình ảnh của những người lính trẻ, những cô gái xung phong, những anh bộ đội cụ Hồ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật viết trong thời kì ấy không chỉ có tinh thần hiên ngang, bất khuất của những người chiến sĩ trẻ mà còn có hình ảnh của những chiếc xe không kính – minh chứng cho chiến tranh tàn khốc, cho sự anh dũng, ung dung trước khó khăn, gian khổ của người lính.

            Đọc nhan đề bài thơ ta có thể thấy được dụng ý của tác giả, hai chữ “bài thơ” như một sự khẳng định, nhấn mạnh rằng đây không chỉ là một bài viết về tiểu đội xe không kính mà là một bài thơ thực sự, chất thơ ấy vừa là xoa dịu hiện thực chiến tranh khốc liệt vừa thể hiện được tinh thần lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ vút lên từ chính cuộc sống chiến đấu gian khổ. Những “chiếc xe không kính” được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh có thật, và chính tác giả cũng là người đã ngồi trên chiếc xe đó, nó là một sự thật trần trụi về chiến tranh khắc nghiệt và gian khổ trên tuyến đường Trường Sơn huyết mạch nối hậu phương với tiền tuyến.

    “Không có kính không phải vì xe không có kính
    Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

           Những chiếc xe vốn nguyên vẹn, lành lặn và đầy đủ nhưng vì sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh mà chẳng còn kính, trở thành những chiếc xe không kính, thế nhưng những chiếc xe không kính cũng không chỉ là không có kính mà còn thiếu thốn vô số thứ

    Không có kính rồi xe không có đèn

    Không có mùi rồi thùng xe có xước

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim”

         Những chiếc xe bị tàn phá nghiêm trọng, không có kính, thùng xe bị xước, không có đèn- nghĩa là thiếu đi rất nhiều những phụ kiện cơ bản đảm bảo cho cuộc hành trình.Nhưng không vì vậy mà cuộc hành trình này bị gián đoạn, những chiếc xe vẫn chạy theo hành trình định sẵn, đó chính là hướng về miền Nam ruột thịt “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Bởi trong xe có một trái tim, đây là trái tim đầy nồng nhiệt của một người con yêu nước, của một người chiến sĩ đầy kiên cường và quả cảm.

         Hình ảnh những người lính hiện lên mới thật sinh động, đáng quý làm sao. Thông qua hình ảnh đầy đặc sắc của những chiếc xe không kính, Phạm tiến Duật đã đi xây dựng thành công bức tượng đài về tinh thần dũng cảm cùng sự kiên cường của những người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    Chúc bạn học tốt

    Bình luận
  2. Trong cuộc trường chinh chống Mĩ, để giải phóng quê hương, để giành lấy độc lập, để dành lại tự do cho dân tộc, người chiến sĩ giải phóng quân đã trở thành nhân vật tiêu biểu, hội tụ những gì cao đẹp nhất. Những chàng trai đó đã được nhân dân và thế giới khâm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh anh chiến sĩ hào hùng, sôi nổi, trẻ trung đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào, là đề tài bất tận, bất tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tác. Là một nhà thơ phục vụ trong quân đội, phục vụ trong binh đòan lái xe vận tải, trên con đường máu lửa Trường Sơn, Phạm Tiến Duật đã cảm nhận sâu sắc cuộc sống người chiến sĩ lái xe trên con đường lịch sử này. Ông đã sáng tác một bài thơ hay, một bài thơ độc đáo. Đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Phân tích bài thơ, ta mới cảm nhận, hiểu biết đầy đủ hơn về người lính, đồng thời đó ta cũng sẽ thấy được nét đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ.

    Tram4bdt

    #hoidap247

    Bình luận

Viết một bình luận