Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
(Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
Trong những câu thơ trên, Viễn Phương thật tài hoa khi sử dụng phép tu từ nhân hoá và ẩn dụ. “Mặt trời trong lăng” chính là Bác Hồ vô cùng kính yêu và vĩ đại. Ngầm so sánh với mặt trời, nhà thơ đã thầm ngợi ca sự vĩ đại của Bác. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang ánh sáng đến cho nhân loại thì Bác là người mang ánh sáng tự do đến cho dân tộc. Không chỉ vậy, nếu như mặt trời bất tử cùng tự nhiên vũ trụ thì Bác Hồ cũng sẽ bất tử cùng non nước Việt Nam tươi đẹp. Câu thơ thể hiện niềm tin yêu thành kính vô bờ đối với Bác Hồ của nhà thơ. Đặc biệt, được kết hợp với phép nhân hoá “Mặt trời đi qua… thấy…mặt trời trong lăng rất đỏ” ta còn có cảm giác như mặt trời của tự nhiên cũng phải ngắm nhìn, chiêm ngưỡng mặt trời của dân tộc – chính là Bác Hồ kính yêu… Không chỉ Viễn Phương mà cả non sông đang tụ họp về đây “đi trong thương nhớ” tưởng niệm anh linh của Bác. Và đặc biệt, dòng người tuôn trào, bất tận ấy đang “kết tràng hoa” tươi thắm để kính dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” trong sáng – bảy mươi chín năm Bác sống cùng non sông gấm vóc. Những liên tưởng kì diệu ấy của nhà thơ hoàn toàn dựa trên những hình ảnh có thực. Dòng người vào lăng viếng Bác chẳng những có muôn vàn sắc áo mà còn mang nhiều màu da, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của đất nước, của thế giới. Tất cả đến lăng Bác với niềm tin yêu, sự tôn kính vô bờ. Vậy mỗi con người là một tấm lòng, là một bông hoa để dòng người kết thành tràng hoa tươi thắm. Điệp từ “ngày ngày” được lặp lại đến hai lần để sự bất tử cùa Bác, lòng thành kính của nhân loại đối với Bác sẽ trường tồn cùng thời gian. Đồng thời câu thơ cuối cùng là một câu thơ 9 tiếng – câu thơ phá luật khiến nhịp thơ như dài ra, theo đó, tràng hoa dâng lên Bác cũng như kéo dài ra bất tận, niềm xúc động tuôn trào không sao kìm giữ được.
Chúc bạn học tốt, cho câu trả lời hay nhất ạ
Đoạn thơ trên nói về hình ảnh khi nhà thơ đi vào trong lăng và thấy bác nằm trong một giấc ngủ bình yên.Nếu như ở đoạn thơ đầu tác giả nói về tình cảm thương nhớ của mình thì đoạn hai lại nói về nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu lặng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Tác giả sử dụng nghệ thuật sóng đôi giữa mặt trời thực và mặt trời ẩn dụ.Mặt trời thực là mặt trời ngày ngày chiếu sáng đến muôn vạn vật,là một sự vĩnh hằng bất diệt.Nó đemlại ánh sáng cho con người.Không chỉ vậy còn đem đến cho con người sự sống và niềm hạnh phúc.Mặt trời ẩn dụ ở đây là hình ảnh bác nằm trong lăng.Cả cuộc đời người là ánh sáng giúp cho dân tộc thoát khỏi lầm than xiềng xích nô lệ gần 4000 ngàn năm,là mặt trời chân lý.Chi tiết ‘rất đỏ’đó là trái tim nhiệt huyết của bác vì nhân dân vì tổ quốc.Mặt trời đó soi snags và dẫn lối cho người dân việt nam,như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài rơi hốt hoảng
Đêm toàn bay chập choạng dưới chân người
Viễn Phương cũng dùng hình ảnh mặt trời để ca ngợi nên công lao to lớn của Bác.Ấn tượng tiếp theo của nhà thơ là hình ảnh người dân dâng lên bá lòng biết ơn vô bờ bến
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân.
Tác giả đã thật khéo léo dùng hình ảnh dòng người kết hợp với điệp từ ngày ngày.Từ đây gợi cho ta thấy một dòng thời gian chạy vô tận từ ngày này qua ngày khác biết bao dòng người vào lăng bác với lòng thành kính và không gian tình thương chĩu nặng.Từ “tràng hoa’ là một hình ảnh miêu tả dòng người từ sau lăng vòng qua bên lăng rồi vào chính diện tạo thành một vòng giống như tràng hoa.Không chỉ vậy,đây cũng là một nét đặc biệt trong bài thơ của tác giả Viễn Phương,tác giả đã liên tưởng tràng hoa thành vòng hoa để dâng tặng nên bác qua nghệ thuật ẩn dụ.Gợi ta liên tưởng đến hàng vạn người tiến vào lăng bác dâng lên người vòng hoa được kết bởi hàng triệu con dân việt nam,gợi lên hình ảnh những ngươi dân dâng lên bác những bông hoa đẹp nhất hay có thể hiểu cuộc đời của những người dân là bông hoa nở dưới ánh sáng của bác.Ngoài ra còn có biện pháp nới giảm nới tránh để thay cho vòng hoa dâng tặng nên người có công với đất nước.Từ ‘kết ‘gợi tinh thần gắn bó đoàn kết của dân tộc ta như theo lời bác dạy.Hình ảnh hoán dụ’79 mùa xuân’ để nới về cuộc đời 79 năm của bác,79 mùa xuân người cống hiến cho đất nươc shay cũng có thể hiểu cuộc đời bác luôn đẹp như mùa xuân.Từ “dâng”là thể hiện lòng biết ơn kính trọng.
Khi nhà thơ vào thăm lăng bác.Vào trong lăng,tác giả tưởng chừng như không gian thời gian như đang bị cô đọng ngưng lại.Từ đây cho ta thấy tác giả có cảm nhận thật tinh tế và sâu sắc khung cảnh trong lăng bác.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Tác giả sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh để phủ nhận 1 điều rằng Bắc đã mất.Tác giả đã liên tưởng đến giấc ngủ bình yên hiếm hoi trong cuộc đời bác
‘Cả cuộc đời bác có ngủ yên đâu’
Giò đây bác đã được ngủ ngon lành khi miền nam được giải phóng đất nước được độc lập.Sự kết hợp giữa nghệ thuật ẩn dụ và nhân hóa thật hài hòa khiến cho ta thấy lhung cảnh trong lăng thật đẹp.Đó tuy chỉ là là ánh sáng bóng đèn hắt nên đá hoa cương gợi một không gian trang nghiêm gần gũi mà thanh cao.Gợi ta nghĩ đến tâm hồn và nhân cách diệu hiền của bác.Hay những vần thơ ttranf ngập ánh trăng vì theo chúng ta biết bác rất yêu thiên nhiên đặc biệt là trăng nó như là tri kỷ của bác vậy.
Sau hình ảnh tả vầng trăng tác giả tiếp tục sử dụng 1 hình ảnh đẹp để ca ngợi bác
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Nghệ thuật ẩn dụ trời xanh là mãi mãi diễn tả một tâm trạng cảm xúc sâu lắng của nhà thơ.Có thể hiểu theo nghĩa thực là trời xanh vĩnh hằng, và mãi mãi.Ngoài ra nó còn ẩn dụ cho hình ảnh bác không biến mất mà đã hòa vào với thiên nhiên sông núi cua đất nước ta.Động từ nhói thể hiện nỗi đau đột ngột tột cùng và không thành lời.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ‘nghe nhói’ biến nỗi đau thể xác thành nối đau tinh thần.Cặp quan hệ từ vẫn mà diễn tả sự mâu thuẫn.Vẫn biết lý trí mách bảo rằng bác vẫn còn sống nhưng mà sao trái tim vẫn đau đớn thể hiện bác đã ra đi.Giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn.Ở khổ thơ này là nối nhớ thương đau sót tiếc nuối.
Cậu tham khảo nhé!Đây là những gì đã học,không biết có giống ý kiến của cậu không!