Cảm nhận của em về đoạn thơ sau
Ruộng nương anh gửi bạn thân anh cày
…..
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
mk cần gấp .No coppy
Ai hay mk vote đầy đủ.50đ nên làm hay nha
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau
Ruộng nương anh gửi bạn thân anh cày
…..
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
mk cần gấp .No coppy
Ai hay mk vote đầy đủ.50đ nên làm hay nha
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vừng trán ước mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt gia
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
—–
Người lính đã trơ thành đồng chí luôn sát cánh bên nhau , họ kể nhau nghe vè quê hương , câu chuyện của bản thân :
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Trong buổi giặc hoành hành , người dân khốn khổ các anh đã đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc để rồi nhập ngủ . Vốn là những người nông dân chân lắm tay bùn vậy mà họ lại để lại mái nhà , miếng đất , con trâu hay cái cày , cây cuốc để đi theo lí tưởng .Từ láy lung lay kết hợp với từ gian nhà đã gợi lên cho ta thấy một hình ảnh mộc mạc , giản dị mà rất đổi quan trọng đối với người nông dân , hình ảnh gia nhà không đã cho ta thấy sự khốn khổ của người lính dù chỉ là gian nhà tranh nhưng nó rất đổi quan trọng với người nông dân , nó là thứ che nắng , che mưa Trước khi đi anh phải gửi ruộng nương cho bạn thân cày còn tôi thì phải mặc kệ ngôi nhà bị gió lung lay . Từ ” Mặc kệ ” đã gợi lên được sự dứt khoắc , ý chí kiên định mạnh mẽ của người lính . Tuy ” mặc kệ ” nhưng trong tận trong đấy lòng họ vẫn nhớ về quê hương như lời Tố hữu đã viết :
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Người lính trên chiến trường gian khổ luôn được người hậu phương nhớ mong , trong đợi :
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Bước vào làng quê Việt Nam thứ đầu tiên chúng ta thấy sẽ là gốc đa đầu làng và giếng nước ở kế bên mái đình cổ kính . Hình ảnh ” giếng nước ” , ” Gốc đa ” là hoán dụ chỉ quê hương Việt Nam . Nơi người lính gắn bó bao nhiêu kỉ niệm với người bà , người mẹ , người chị hay là người vợ thân yêu . Những đêm không hành quân người lính luôn nhớ về nhà , nhớ về quê hương của mình . Ở nơi quê nhà người hậu phương luôn hướng về tiền tuyến và đó cũng chính là sức mạnh giúp người lính dũng cảm chiến đấu .
Họ luôn bên cạnh nhau những lúc gian khổ nhất :
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vừng trán ước mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Chân không giày
Những thiếu thốn của thời kì đầu chống Pháp như đang ùa vây , bao quanh người lính . Nhưng đó chỉ là bức nền để tôn lên vẻ đẹp đồng đội của người lính dù có khó khăn , gian khổ ra sao thì họ cũng cùng nhau chịu đựng : Áo anh thì rách vai còn quần tôi lại có vào mảnh vá . Biện pháp liệt kê ” Áo rách vai ” , ” Quần vài mảnh vá ” , ” chân không giày ” cáng mạnh sự khốn khổ của người lính , họ thiếu áo mặc , thiếu thuốc , thiếu lương thực .Họ phải đổi diện với cơn sốt rét rừng đầy nguy hiểm , như lời Quang Dũng đã viết :
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Họ lấy thân mình chống chọi bao nhiêu gian nan thử thách chỉ với mong muốn nước nhà dược độc lập , bình yên , họ không nghĩ gợi đến bản thân . Dù lắm gian nan , hiểm nguy nhưng người lính vẫn rất lạc quan :
Miệng cười buốt giá
Câu thơ trong hoàn cảnh thời tiết rét ở rừng nhưng lại thấy rất ấm bởi nụ cười của người lính . Các anh vẫn cố gắng hết mình vì chỉ có các anh mới biết được mình nên làm gì cho đất nước , các anh vẫn dữ hoài bảo cng tim , ước mơ về một ngày lá cơ được vươn cao.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh thật đẹp :
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Có những điều không thể diễn tả bằng lời , có những lời không thể diễn tả được bằng từ ngữ vì vậy hành động là thứ thiết thực nhất . Chỉ với một cái nắm tay mà hàm chứa bao nhiêu điều cao đẹp , cái nắm tay không đơn giản là truyền cho nhau hơi ấm cho trời đêm gia rét mà còn là lời động viên giữa các người lính với nhau . Các anh tự động viên bản thân và động viên đồng đội cho một tương lai tươi sáng .
Đồng chí là một trong những thành công sớm nhất của văn học cách mạng . Bài thơ đã mở ra một ý thơ về người lính manh vẻ đẹp bình dị mà cao cả . Bài thơ dào dạt âm hưởng và mãi mãi gắn bó với mỗi chúng ta . Tiếng gọi đồng chí vang vọng suốt hai thời kì kháng chiến trường kì chống Mĩ và Pháp . Tình đồng chí tạo ra sức mạnh để dân tộc đoàn kết chiến thắng quân thù .
Học tốt nhé !
Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt mưa bom bão đạn đầy khó khăn nguy hiểm và hi sinh mất mát , vẫn tồn tại những thứ tình cảm cao đẹp và thiêng liêng như tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo sơn . Hình ảnh đẹp về tình cảm giữa những người lính thân thương đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho Chính Hữu . Ông là một nhà thơ quân đội vừa cầm súng vừa cầm bút chuyên viết về những người lính và được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật . Với lời thơ trong sáng , ngôn ngữ giản dị cùng hình ảnh chân thực đặc sắc , Chính Hữu cùng với bài thơ ” Đồng chí ” đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc về hình ảnh đẹp của những người lính cũng như tình đồng đội sớm tối có nhau trong cuộc sống nơi chiến trường gian khổ , hiểm nguy.
Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 in trong tập ” Đầu súng trăng treo ” , là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp . Không phô trương mỹ lệ , không lãng mạn hào hoa mà ngay trên nền hiện thực gian khổ và chất sống của hiện thực đó , Chính Hữu đã khắc họa thật chân thực tình cảm đồng chí đồng đội thắm thiết của những người lính . Bài thơ gồm có ba khổ thơ , nhưng để lại ấn tượng nhất trong lòng người đọc chính là khổ thơ thứ hai :
” Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. “
Nếu như ở khổ thơ đầu tiên , tác giả giới thiệu về những cơ sở vững chắc để xây dựng nên tình đồng chí cao đẹp thì ở khổ thơ tiếp theo , nhà thơ đã đi sâu vào miêu tả chân thực cái tình cảm đồng đội ấy:
” Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không , mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính . “
Vì lý tưởng cao đẹp sẵn sàng hi sinh vì nền độc lập tự do của tổ quốc , những người lính đi chiến đấu để lại sau lưng tất cả những gì yêu quý nhất của quê hương ở sau lưng : mái nhà tranh gốc rạ , bến nước cây đa , ruộng nương cùng với gia đình thân yêu luôn ngày đêm mòn mỏi trông mong họ về . Từ ” mặc kệ ” diễn tả sâu sắc nên chiều sâu nội tâm của những người lính khi rời quê nhà ra đi chiến đấu . Nó cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của những người lính , nhưng sâu trong đáy lòng , họ vẫn nhớ quê nhà da diết , nặng lòng với gia đình thân thương. Song , họ đành giấu đi tất cả những tâm tư tình cảm của bản thân mình để ra đi vì nghĩa lớn . Đó là những tâm tư chung của những người lính xuất thân từ miền quê nghèo khó , nên họ hiểu và cảm thông sâu sắc cho nhau , để tình cảm đồng chỉ đồng đội của họ càng gắn kết , bền chặt.
Không những hiểu và cảm thông cho nỗi lòng của nhau , những người lính áo vải mộc mạc còn cùng nhau chia sẻ những gian lao , thiếu thốn của cuộc sống nơi chiến trường khắc nghiệt:
” Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay .”
Sự khó khăn , thiếu thốn của cuộc sống nơi chiến trường gian khổ đã được tái hiện chi tiết qua ngòi bút của nhà thơ tài hoa Chính Hữu một cách hết chân thực và độc đáo : áo rách , quần vá , chân không giày….Không chỉ thiếu thốn về vật chất , những người lính cách mạng còn phải chịu đựng những cơn sốt rét rừng : ” sốt run người ” , ” vừng trán ướt mồ hôi ” mà vẫn ớn lạnh đến run người nơi rừng hoang sương muối . Và giữa cái đông lạnh nơi núi rừng hoang hút ấy , mặc những khó khăn luôn hành hạ , trên môi họ vẫn luôn nở ” nụ cười buốt giá “. Có lẽ do cái lạnh mà những đôi bờ môi ấy trở nên khô khốc , buốt giá . Tuy nhiên , giữa cái căng thẳng của chiến tranh khói lửa , những người lính trao cho nhau hơi ấm tình thương : “tay nắm lấy bàn tay ” . Câu thơ gọi nhiều hơn tả như hiện lên trước mắt ta là một hình ảnh đầy chân thực tay đan xen lấy bàn tay của những người lính ” áo rách , quần vá , chân không giày ” , như một ngọn lửa sưởi ấm cho người lính nơi rừng sâu , kết thành một sức mạnh , một động lực cho những người lính vượt qua mọi khó khăn , gian khổ , thử thách nghiệt ngã đang bủa vây giữa núi rừng đêm Việt Bắc.
Với giọng điệu tâm tình , ngôn ngữ bình dị thấm đượm chất dân gian , sử dụng hài hòa bút pháp hiện thực và lãng mạn , tạo nên những hình ảnh thơ đẹp giàu ý nghĩa , Chính Hữu đã vẽ lên một bức tranh đặc sắc về tình đồng chí đồng đội đầy thiêng liêng , cao đẹp của những người lính áo vải . Không lãng mạn , hào hoa như những chàng trai Hà Thành trong binh đoàn Tây Tiến ( Quang Dũng ) , mà bởi chính nét mộc mạc giản dị của những người lính xuất thân từ mái nhà tranh gốc rạ , bến nước cây đa , bài thơ đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng độc đáo khó quên . Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của những người lính và tình đồng chí đồng đội của họ , ta càng thêm cảm phục , trân trọng và tự hào về họ , về chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.