cảm nhận của em về hình tượng con hổ qua đoạn thơ 2,3 trong bài thơ nhớ rừng

By Hailey

cảm nhận của em về hình tượng con hổ qua đoạn thơ 2,3 trong bài thơ nhớ rừng

0 bình luận về “cảm nhận của em về hình tượng con hổ qua đoạn thơ 2,3 trong bài thơ nhớ rừng”

  1. hát vọng tự do là cảm xúc mãnh liệt và chân chính luôn tồn tại trong tâm hồn mỗi một con người. Cảm xúc này cũng trở thành cảm hứng quen thuộc trong thơ ca. Với nhà thơ Thế Lữ, để diễn tả sâu sắc nỗi chán chường thực tại cũng như niềm khao khát tự do mãnh liệt, tác giả đã xây dựng hình tượng con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú trong bài thơ “Nhớ rừng” để thể hiện điều này.

    Trong bài thơ “Nhớ rừng”, hình tượng con hổ xuất hiện xuyên suốt với mạch cảm xúc chủ đạo và trung tâm, có sự chuyển biến theo không gian và thời gian. Mở đầu bài thơ và ở đoạn thơ thứ tư là cảm xúc uất hận khi sống trong hoàn cảnh bị giam cầm. Ở đoạn thơ tiếp theo, mạch cảm xúc chuyển biến sang tâm trạng hồi tưởng, hoài niệm nhớ về quá khứ oai phong, lẫm liệt chốn núi rừng. Đoạn thơ cuối cùng nói về khát vọng quay trở về giấc mộng ngàn ngày xưa gắn với sự xót xa trong hoài niệm.

    Sống trong vườn bách thú, con hổ cảm thấy uất hận “Gặm một nỗi căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”, bởi vì nó vốn là chúa tể rừng xanh, vua của muôn loài nhưng giờ đây phải ở trong cũi sắt chật hẹp, và vị thế bị hạ thấp:

    “Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”

    Xưa kia, con hổ là vua của các loài vật, nhưng giờ đây trở thành đồ chơi “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” mua vui trong mắt lũ người “ngạo mạn, ngẩn ngơ”. Nó không chỉ uất hận mà còn chán ghét, một lòng muốn chối bỏ cuộc sống thực tại tầm thường:

    “Ghét những cảnh không đời nào thay đổi

    Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối

    Hoa chăm , cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

    Dải nước đen làm suối, chẳng thông dòng

    Len dưới nách những mô gò thấp kém”

    Tất cả thực tại nhân tạo đó đều hết sức tầm thường và không thể sánh cùng với vẻ đẹp của núi rừng. Vì thế, nỗi nhớ núi rừng không bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí, bởi cuộc sống huy hoàng nơi núi rừng oai linh đã chìm sâu vào tầng vô thức

    ( vote  tui nha )

    Trả lời
  2. Bài thơ “Nhớ rừng” là một lời thơ của con hổ trong vườn bách thú, một đề tài vô cùng hấp dẫn, kịch tính. Hổ là một con vật được mệnh danh là chúa sơn lâm của rừng xanh. Ông chú sơn lâm của rừng xanh cảm thấy thấm thía việc mình bị bắt giam trong cũi, bị mất tự do là như thế nào.

    Bài thơ “Nhớ rừng” thể hiện một mối bi kịch vô cùng đau khổ của  một con mãnh thú tự do phải cam chịu một mối căm hờn,  khi năm dài trong một cũi sắt mất tự do. Trong lòng của chú hổ luôn cảm thấy căm hận khi mình bị mất tự do, chịu cảnh cay đắng. Bút pháp lãng mạn của bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được tác giả viết lên với những nỗi buồn khi nhìn thế giới bên ngoài.

    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

    Ta nằm dài cho ngày tháng dần trôi

    Từ “gậm” đã thể hiện được một sự buồn bã căm hờn của một chú hổ lòng tràn đầy mặc cảm khi bị mất tự do. Từng ngày chú hổ luôn cảm thấy vô cùng chán nản khi phỉa nhìn thế giới xung quanh bằng một ánh mắt u buồn, không được tự do tung tăng chạy nhảy, không còn được sống những ngày tháng vui vẻ nơi rừng xanh.

    Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

    Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm

    Trong những câu thơ này con hổ có một trái tim đa sầu đa cảm như con người, luôn luôn khát khao một cuộc sống tự do. Trong đôi mặt của chú hổ cảm thấy mình đang bị coi thường bị tước đoạt đi tự do của mình. Trong trái tim chú hổ đều thể hiện một cuộc sống vô cùng căm hận những người xung quanh mình. Chú hổ mặc cảm với cảnh tù đày mất tự do của mình. Như một con người đang muốn vùng vẫy nhưng bị trói buộc chân tay không thể nào tự mình vũng vẫy với những ước mơ lớn của cuộc đời.

    Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

    Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

    Trong hai câu thơ tiếp theo của “Nhớ rừng” Thế Lữ đã thể hiện một mong muốn khát khao được bay cao bay xa của mình nhưng tất cả chỉ là ước mơ và khi bị sa cơ, bị tù đày con hổ cảm thấy đau khổ khi thấy mình mất đi thời oanh liệt. Con hổ biết lúc này mình chỉ là một thứ đồ chơi cho con người mà thôi không còn những ngày thang tự do bay nhảy, thỏa sức vùng vẫy với trời xanh.

    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

    Con hổ nhớ những ngày tháng vô cùng vui vẻ của mình với những ước mơ vô cùng tươi đẹp. Một thời vàng son được thỏa sức bay nhảy của mình. Trong ước mơ của con hổ luôn thể hiện một khát khao mạnh mẽ là được trở lại những ngày tháng trong rừng xanh. Con hổ là chúa sơn lâm được mọi người kính trọng yêu mến và nể phục.

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

    Trong câu thơ này của bài thơ “Nhớ rừng” thể hiện một sự tiếc nuối ngân vang. Một hình ảnh thiêng liêng của con hổ lúc sa cơ nó buồn giàu và cảm thấy bất lực khi mọi thứ xung quanh mình đang không còn như trước. Con hổ muốn làm gì đó để vùng vẫy và thoát được kiếp sống tù đày này nhưng không được. Trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ hình ảnh con hổ bị giam cầm tự như hình ảnh của đất nước Việt Nam chúng ta trong thời kỳ bị nô lệ mất tự do mất đi sự tự quyết của mình. Tất cả người dân đều mất đi sự những ngày tháng thong dong vui vẻ để chịu cẩn giam cầm trong  một nhà giam lớn.

    Bài thơ “Nhó rừng” có ý nghĩa như một lời kêu gọi thức tính lòng yêu nước tinh thần tự tôn dân tộc. Cả bài thơ chính là những lời lay động trái tim của con người luôn mang tới cho mỗi chúng ta một sức mạnh thôi thúc phải đứng lên để tìm lại tự do cho chính mình

    Trả lời

Viết một bình luận