Cảm nhận của em về lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục

Cảm nhận của em về lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục

0 bình luận về “Cảm nhận của em về lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục”

  1. Tôi muốn gọi phút giây ấy là phút giây xanh, lời khuyên ấy là những tiếng lòng còn xanh mãi – lời khuyên của người tử tù sau khi cho chữ quản ngục, “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà” nơi”buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Bởi làm sao không xúc động, không trân trọng những lời tâm huyết như thế này:”Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái ghế này đi đã,rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốcmất cái đời lương thiện đi”.(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)Không gian, thời gian như ngưng lại để lời người tử tù đĩnh đạc, cất lên và hóa thành bất tử. Không chỉ là lời khuyên, đó là những nhịp đập bồi hồi của trái tim Huấn Cao – người nghệ sĩ chân chính với quản ngục– kẻ tri âm có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạcluật đều hỗn loạn xô bồ”.Sang sảng “đĩnh đạc” mà ấm áp ân tình, Huấn Cao khuyên Quản ngục hãy thay chỗ ở đi, hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Bởi đây, “không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”; bởi “ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lươngthiện đi”… Lời khuyên hay chính là lời khẳng định dõng dạc cho một chân lí: cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, thấp hèn; con người chỉ có thể thưởng thức được cái đẹp nếu như giữ được bản chất trong sáng? Lời khuyên ấy chỉ có thể phát ngôn từ một con người hết lòng trân trọng, nâng niu cái đẹp, một con người đã qua nhiều suy nghĩ, trải nghiệm trong cuộc đời. Lời dặn dò cuối cùng là lời trăn trối củamột đời hào kiệt. Nó không chỉ có ý nghĩa với viên quản ngục, với thầy thơ lại, nó còn có ý nghĩa với muôn người. Bởi, đó là những quan niệm đẹp đẽ về cuộc đời, về nghệ thuật mà Nguyễn Tuân gửi gắm qua Huấn Cao – “quan niệm thống nhất giữa tâm và tài, giữa cái đẹp và cái thiện mà ông gọi là “thiên lương” (Nguyễn Đăng Mạnh).Ai đó từng nói “nghệ thuật không chỉ cho người ta nhận thức thẩm mĩ mà còn giúp người ta cải tạo cuộc sống theo yêu cầu thẩm mĩ”, phải chăng là đúng trong trường hợp này? Tiếng nói của cái đẹp đã hướng dẫn con người, thức tỉnh con người. Không phải là phép thần thông của tiên, của Phật, đưa cái thiện vượt bao gian nan để về bến bờ hạnh phúc, vẹn nguyên cái đẹp trắng trong mà đây là điều kì diệu trong đời thực. Chẳng bạo lực xích xiềng, chẳng đao to búa lớn mà rất gần gũi, thân thương, cái đẹp đã chinh phục lòng người bằng tự bản chất của nó:”Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?…”.Ta có lầm chăng khi lắng nghe lời tâm tình sâu lắng, thiết tha ấy? Một kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” chỉ ngày mai là bị giải tới nơi pháp trường. Những lời nói cất lên từ trong “một buồng tối chật hẹp

    Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.net/document/3123167-binh-luan-ve-loi-khuyen-cua-huan-cao-khi-cho-chu-vien-quan-nguc.htm

    Bình luận
  2. Em tham khảo câu trả lời sau nhé:

    – Hành động của quản ngục khi nghe lời khuyên: ” Ngục quản cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

     Nội dung lời khuyên: Huấn Cao khuyên viên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ thiên lương cho lành vững.
    1. Ý nghĩa của lời khuyên:
    – Cái đẹp chỉ gắn với con người khi con người giữ được thiên lương.
    – Từ nơi đất chết, cái đẹp vẫn có thể nảy sinh.
    – Cái đẹp và nhân cách cao quý cùng tồn tại và bổ sung cho nhau phát triển.
    => Là lời di huấn của Huấn Cao ( cũng là của nhà văn ) nhắn tới quản ngục và tất cả mọi người : Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương ; trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó tồn tại vững bền; Chữ nghĩa, thiên lương không thể sống chung với tội ác và nơi ngục tù đen tối. .
    2. Tác dụng của lời khuyên:
    – Cảm hóa được con người (Qủan ngục đã nhận thức đúng về một con người có thiên lương trong sáng, về giá trị của cái đẹp nên đã tiếp nhận lời khuyên của Huấn Cao một cách thành tâm, đầy xúc động): “Ngục quản cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghen ngào : Kẻ mê muội này xin bãi lĩnh”. à Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội.
    – Khẳng định thiên lương trong sáng của nhân vật Huấn Cao.

    Bình luận

Viết một bình luận