cảm nhận của em về nhân vật lão hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
viết cho mik thành bài văn á
many thanks
0 bình luận về “cảm nhận của em về nhân vật lão hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
viết cho mik thành bài văn á
many thanks”
Một trong những cây bút viết về hiện thực trong làng văn học Việt Nam để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ không thể không nhắc đến Nam Cao. Ông để lại rất nhiều những áng văn chương viết về hiện thực xã hội rất có giá trị: đời thừa, chí phèo…Trong đó tiêu biểu có “Lão Hạc”. Đặc biệt nhân vật Lão Hạc để lại nhiều những nét ấn tượng khó phai trong lòng độc giả đến giờ.
Lão Hạc được tác giả Nam Cao khắc họa một cách rất sinh động, chi tiết đến chân thực. Thậm chí còn được coi là một hình tượng của người nông dân Việt Nam tiêu biểu trước Cách mạng Tháng Tám.
Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam trong những năm 1945 khi nước ta lâm vào nạn đói trầm trọng, người nông dân khốn khổ bởi chế độ một cổ hai tròng. Truyện ngắn được viết lại qua lời kể của thầy giáo Tứ một nhân vật trong truyện. Qua đó thể hiện sự tinh tế của tác giả, đồng thời thể hiện sự công bằng khách quan hơn trong cách kể về nhân vật Lão Hạc. Thông qua những lời kể mộc mạc, giản dị của Nam Cao đã khắc họa lên một bức chân dung về người nông dân gầy gò khắc khổ, nhưng hiền lành, lương thiện. Ông có một tấm lòng yêu thương con bao la vĩ đại của một người cha, tình cảm thương con vô bờ bến.
Lão Hạc có một cuộc đời bi thảm. vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái thách cao nên anh con trai không lấy được vợ mà chán nản bỏ đi lên đồn điền cao su. Lão ngày ngày vò võ mong con về, chỉ biết thui thủi tâm sự với con chó Vàng- kỉ vật duy nhất cậu con trai để lại. nhưng vì hoàn cảnh quá nghèo đói mà lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, bán đi chỗ dựa tinh thần của lão. Cuối cùng để giữ tấm lòng trong sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời lão là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày dạo. Nam Cao thông qua cuộc đời nhân vật truyện mình để tố cái xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh thép, nhưng không kém phần chua xót.
Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. Với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su. Chính vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền của con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động.
Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tự trọng với mọi người xung quanh, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bản thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.
Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí, tự sự tác giả Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng nên một nhân vật Lão Hạc điển hình cho người nông dân. Đó chính là người có tấm lòng tự trọng, có lối sống trong sạch tinh khiết, tấm lòng yêu thương con tha thiết dù cuộc sống khốn khổ, bị đày đọa khổ ải.
Từ đó khái quát lên hình tượng chung cho hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám tiêu biểu. Hơn hết ta còn thấy ở đó một tấm lòng yêu thương tài năng nghệ thuật của Nam Cao.
Một trong những cây bút viết về hiện thực trong làng văn học Việt Nam để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ không thể không nhắc đến Nam Cao. Ông để lại rất nhiều những áng văn chương viết về hiện thực xã hội rất có giá trị: đời thừa, chí phèo…Trong đó tiêu biểu có “Lão Hạc”. Đặc biệt nhân vật Lão Hạc để lại nhiều những nét ấn tượng khó phai trong lòng độc giả đến giờ.
Lão Hạc được tác giả Nam Cao khắc họa một cách rất sinh động, chi tiết đến chân thực. Thậm chí còn được coi là một hình tượng của người nông dân Việt Nam tiêu biểu trước Cách mạng Tháng Tám.
Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam trong những năm 1945 khi nước ta lâm vào nạn đói trầm trọng, người nông dân khốn khổ bởi chế độ một cổ hai tròng. Truyện ngắn được viết lại qua lời kể của thầy giáo Tứ một nhân vật trong truyện. Qua đó thể hiện sự tinh tế của tác giả, đồng thời thể hiện sự công bằng khách quan hơn trong cách kể về nhân vật Lão Hạc. Thông qua những lời kể mộc mạc, giản dị của Nam Cao đã khắc họa lên một bức chân dung về người nông dân gầy gò khắc khổ, nhưng hiền lành, lương thiện. Ông có một tấm lòng yêu thương con bao la vĩ đại của một người cha, tình cảm thương con vô bờ bến.
Lão Hạc có một cuộc đời bi thảm. vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái thách cao nên anh con trai không lấy được vợ mà chán nản bỏ đi lên đồn điền cao su. Lão ngày ngày vò võ mong con về, chỉ biết thui thủi tâm sự với con chó Vàng- kỉ vật duy nhất cậu con trai để lại. nhưng vì hoàn cảnh quá nghèo đói mà lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, bán đi chỗ dựa tinh thần của lão. Cuối cùng để giữ tấm lòng trong sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời lão là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày dạo. Nam Cao thông qua cuộc đời nhân vật truyện mình để tố cái xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh thép, nhưng không kém phần chua xót.
Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. Với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su. Chính vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền của con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động.
Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tự trọng với mọi người xung quanh, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bản thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.
Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí, tự sự tác giả Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng nên một nhân vật Lão Hạc điển hình cho người nông dân. Đó chính là người có tấm lòng tự trọng, có lối sống trong sạch tinh khiết, tấm lòng yêu thương con tha thiết dù cuộc sống khốn khổ, bị đày đọa khổ ải.
Từ đó khái quát lên hình tượng chung cho hình tượng người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám tiêu biểu. Hơn hết ta còn thấy ở đó một tấm lòng yêu thương tài năng nghệ thuật của Nam Cao.