Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở đư

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
– Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại …
[…] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng […]
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!…
Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?…

0 bình luận về “Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở đư”

  1. I ) Mở bài :

    -Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.

    – Truyện ngắn Làng là một trong những tác phẩm tiểu biểu của ông với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng để đến nơi tản cư.

    II) Thân bài :

    Luận điểm 1: tình yêu làng

    * Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình

    – Dù đã rời làng đi tản cư nhưng ông vẫn:

    + Luôn nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

    + Luôn lo lắng và nhớ đến làng của mình: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”.

    *Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Tây :

    – Cổ ông nghẹn ắng, giọng lạc hẳn đi.- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

    – Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lãng:”Hà, nắng gớm, về nào… “ rồi cúi mặt mà đi.- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó ông trằn trọc ko ngủ được.

    – Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian bán nước rồi khóc.

    – Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

    – Lo sợ rằng sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp bọn việt gian bán nước.

    * Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu được cải chính

    – Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

    – Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

    – Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

    Luận điểm 2: tình yêu nước

    – Tình yêu làng chính là cơ sở cho tình yêu nước

    .- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

    – Hai cha con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh.

    III) Kết bài :

    – Ông Hai là một người yêu làng và yêu nước .

    – Hai điều trên đã được nhà văn đã làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

    Bình luận

Viết một bình luận