Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều?

Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều?

0 bình luận về “Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam qua 2 nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều?”

  1. Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhưng huyền bí nhất có lẽ là phụ nữ. Trong xã hội ngày nay, vai trò và hình ảnh của người phụ nữ được tôn vinh hơn hẳn những thời kỳ lịch sử trước, những thời kì mà nước ta đang đắm chìm trong đêm đen loạn lạc của chế độ phong kiến. Thương thay, số phận của người phụ nữ phong kiến thật chua xót bất hạnh. Bằng sự đồng cảm các nhà thơ nhà văn cùng thời đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh người phụ nữ phong kiến, đại diện cho cái đẹp hoàn mỹ. Đó là hai tác phẩm tiêu biểu “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Mặc dù hai nàng Kiều, Vũ Nương tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời hai nàng lại chất chứa những trang buồn đầy nước mắt, bi kịch.

     

    “Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương – người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú nhưng ít học, có tính đa nghi và hay ghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đi lính. Chàng đi đầy tuần, Vũ Nương sinh con trai, hết lòng nuôi dạy con, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung đợi chồng. Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Giặc tan, Trương Sinh trở về, tin lời con thơ, nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ, đánh đuổi nàng đi. Phẫn uất, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau một thời gian, chàng Trương Sinh mới biết được nỗi oan của vợ và lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện về giữa bến Hoàng Giang lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất.

     

    “Truyện Kiều” nói về Thúy Kiều là người con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống cùng cha mẹ và hai em, là người tài sắc vẹn toàn. Trong buổi du xuân Kiều gặp Kim Trọng hai người nảy sinh tình cảm, hai người tự do đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú. Gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đẩy vào lầu xanh. Nàng được Thúc Sinh cứu vớt nhưng lại bị vợ cả là Hoạn Thư ghen tuông đầy đọa. Kiều đến nương nhờ cửa phật, sư Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà vô tình đẩy nàng vào lầu xanh lần hai. Ở đây Kiều gặp Từ Hải, Từ Hải lấy Kiều giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến hãm hại, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Kiều đau đớn tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Kiều nương nhờ cửa phật. Sau khi chịu tang chú xong chàng Kim trở lại tìm Kiều thì mới biết gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha. Kim Trọng kết hôn với Thúy Vân nhưng chẳng nguôi được mối tình say đắm chàng đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kim – Kiều gặp nhau gia đình đoàn tụ.

     

    Nguyễn Du có viết:

     

    Đau đớn thay phận đàn bà

    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

     

    Đó là những lời xót xa của Nguyễn Du khi viết về cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội mà ông đang sống. Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến, cái xã hội thối nát, đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ. Tất cả những người phụ nữ ở thời đại đó đều thùy mị, đảm đang nhưng chỉ vì những thế lực phong kiến, những cách nghĩ ngu muội mà cuộc đời họ đã chịu nhiều khổ cực. Mỗi người họ đều có một cuộc đời riêng, một nỗi đau khổ riêng nhưng họ đều có đặc điểm chung là “bạc mệnh”. Ta có thể thấy điều đó qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

     

    Người phụ nữ trong thời phong kiến xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt. Ở Vũ Nương, nàng “thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Khi lấy Trương Sinh, biết chàng có tính hay ghen nên nàng “cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra thất hòa”. Nàng luôn một lòng, một dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính, nàng “không mong được đeo ấn phong hầu, chỉ cần ngày về được mang theo hai chữ bình yên”. Có thể thấy, nàng là người con gái hiền lành, chất phác, cưới chàng Trương, nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa, phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn “thú vui nghi gia, nghi thất”. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình nuôi con, hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Lúc mẹ chồng bị bệnh, nàng đã hết mực chăm sóc, rồi khi bà mất, nàng làm ma chay, tế lễ chu đáo, nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về. Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa.

     

    Đến Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn. Khi cha bị nghi oan, không có tiền để cứu cha, nàng đã bán mình chuộc cha dù đã có lời thề non hẹn biển với Kim Trọng. Từ đó, nàng đã không biết bao nhiêu lần rơi vào tay của những tên bán người như Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh lừa gạt. Ở nơi đất khách quê người, bị đẩy vào những chốn lầu xanh, nàng vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng, cho cha mẹ mình hơn cả bản thân. Nàng nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến những ngày tháng cùng chàng nguyện ước. Nàng lo không biết ai sẽ chăm lo cho cha mẹ, ai sẽ quạt cho cha mẹ mỗi khi hạ đến, ai sẽ ủ chăn cho cha mẹ mỗi khi sang thu. Một tâm hồn thủy chung và cao thượng. Họ – những người phụ nữ phong kiến đều là những con người đẹp người đẹp nết. Họ có một lòng chung thủy, hiếu thảo với cha mẹ, luôn hết lòng chăm sóc gia đình thật tốt và chu đáo.

    Bình luận

Viết một bình luận