cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của bác qua bài thơ ngắm trăng
12 câu ( ko chép mạng )
0 bình luận về “cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của bác qua bài thơ ngắm trăng
12 câu ( ko chép mạng )”
Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong những tháng ngày trong ngục tù và đã cho ta thấy được tình yêu thiên nhiên cũng như tinh thần lạc quan của Bác. Nơi nhà lao thiếu thốn nhưng chẳng thể cản nổi người tù đến với thế giới thiên nhiên đẹp tươi. Điệp từ “không” trong câu thơ đầu giúp ta hiểu ra sự thiếu thốn trong nhà lao tăm tối. Không rượu, không hoa nhưng không ngăn được niềm yêu của Người với thiên nhiên tươi đẹp. Và ở câu thơ thứu hai, nếu ở bản phiên âm là câu nghi vấn thì dịch thơ lại là một câu trần thuật. SỰ biến đổi đó đã làm mất đi cái đắm say, cái bồi hồi, xao xuyến của Bác khi nhìn cảnh đẹp. Người vượt ra khỏi song sắt nhà tù để hướng tới ánh trăng tươi đẹp ngoài kia. Cuộc thưởng trăng thi vị cũng là cuộc chuyện trò tâm sự của người tù với thiên nhiên tươi đẹp. Nhân hóa trong câu thơ “nhòm, ngắm” giúp ta hiểu ánh trăng kia cũng hòa vào nơi ngục tù. Trăng cùng thi nhân tâm sự, cùng thi nhân lạc quan và tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Người ngắm trăng qua song sắt nhà tù với một sự trân trọng, nâng niu. Ánh sáng của trăng xua tan đi cái lạnh lẽo, cái tối tăm nơi lao tù. Vẻ đẹp lãng mạn hòa quyện trong chất thép làm thơ Bác thật xúc động. Thơ của Người, thơ của tình yêu thiên nhiên, thơ của tinh thần lạc quan và sự tin tưởng vào ngày mai! Cái cổ điển trong thể thơ, trong ngôn ngữ, trong hình ảnh đối hòa cùng chất hiện đại làm thơ Bác thêm muôn phần ấn tượng, đặc sắc và để lại dư vị trong lòng người.
Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong những tháng ngày trong ngục tù và đã cho ta thấy được tình yêu thiên nhiên cũng như tinh thần lạc quan của Bác. Nơi nhà lao thiếu thốn nhưng chẳng thể cản nổi người tù đến với thế giới thiên nhiên đẹp tươi. Điệp từ “không” trong câu thơ đầu giúp ta hiểu ra sự thiếu thốn trong nhà lao tăm tối. Không rượu, không hoa nhưng không ngăn được niềm yêu của Người với thiên nhiên tươi đẹp. Và ở câu thơ thứu hai, nếu ở bản phiên âm là câu nghi vấn thì dịch thơ lại là một câu trần thuật. SỰ biến đổi đó đã làm mất đi cái đắm say, cái bồi hồi, xao xuyến của Bác khi nhìn cảnh đẹp. Người vượt ra khỏi song sắt nhà tù để hướng tới ánh trăng tươi đẹp ngoài kia. Cuộc thưởng trăng thi vị cũng là cuộc chuyện trò tâm sự của người tù với thiên nhiên tươi đẹp. Nhân hóa trong câu thơ “nhòm, ngắm” giúp ta hiểu ánh trăng kia cũng hòa vào nơi ngục tù. Trăng cùng thi nhân tâm sự, cùng thi nhân lạc quan và tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Người ngắm trăng qua song sắt nhà tù với một sự trân trọng, nâng niu. Ánh sáng của trăng xua tan đi cái lạnh lẽo, cái tối tăm nơi lao tù. Vẻ đẹp lãng mạn hòa quyện trong chất thép làm thơ Bác thật xúc động. Thơ của Người, thơ của tình yêu thiên nhiên, thơ của tinh thần lạc quan và sự tin tưởng vào ngày mai! Cái cổ điển trong thể thơ, trong ngôn ngữ, trong hình ảnh đối hòa cùng chất hiện đại làm thơ Bác thêm muôn phần ấn tượng, đặc sắc và để lại dư vị trong lòng người.