cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm nhung ngôi sao xa xôi

cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm nhung ngôi sao xa xôi

0 bình luận về “cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm nhung ngôi sao xa xôi”

  1. XIN 5 SAO, HAY NHẤT Ạ

     Ba cô gái thanh niên xung phong bước vào trang viết của Lê Minh Khuê với những cái tên đầy nữ tính, rất riêng biệt: Định, Thao, Nho. Họ là những cô gái từ thành thị tình nguyện xung phong ra chiến trường với ước muốn giải phóng đất nước. Họ ra đi mang theo bao ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. Dưới lời kể của nhân vật tôi (Phương Định), người đọc như đang sống lại cùng cô với những kỉ niệm ấu thơ: “Cái bàn học kê ở góc phòng, rồi con phố nhỏ…” tất cả đều là những hành trang mang theo trong cô, giúp cô chiến đấu.
     
    Ba cô gái – ba sở thích. Ba cô gái – ba tính cách nhưng họ sống gắn bó với nhau như chị em ruột thịt.
     
    Phương Định luôn thích hồi tưởng lại những kỉ niệm quá khứ. Ở sâu trong rừng, cô vẫn luôn hướng về gia đình, về căn gác nhỏ nơi cô sống suốt tuổi ấu thơ, nhớ cả những con người quanh đó nữa. Từ nhỏ, Phương Định đã mê hát. Ban đêm đứng trên căn gác nhỏ, nhìn xuống khoảng đất sâu thẳm, Định khẽ cất tiếng hát, ông bác sĩ bên cạnh lại ra hiệu qua bức tường. Cứ như vậy hồi tưởng lại quá khứ cô sống vui hơn, quên đi phần nào những nguy hiểm luôn rình rập. Dù đã là một phụ nữ, nhưng Phương Định lại ngây thơ hồn nhiên như một đứa trẻ. Hoàn cảnh không làm giảm tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống của cô.
     
    Khác Định, Nho là người nhỏ tuổi nhất. Tính cô lại càng trẻ con hơn. Nho thích mút kẹo, uống sữa. Hằng ngày, Nho luôn được hai chị cưng chiều, luôn được phần việc nhẹ hơn. Tuyệt nhiên, không phải vì vậy mà Nho ỷ lại công việc vào Thao và Định, vẫn cứng rắn và đầy sự dũng cảm, Nho cùng hai chị đi phá bom. Người tuy nhỏ nhưng ý chí không nhỏ, Nho vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình: xử lí hai quả bom dưới lòng đường. Cô phá được bom nhưng bị thương do bom nổ khá gần. Vui mừng đã xóa tan đi cái cảm giác đau đớn về thể xác của cô.
     
    Đại diện cho tuổi trẻ yêu nước, không ngại khó khăn, Thao đã chiến đấu ở chiến trường này được mấy năm rồi. Là một cô gái thành thị, Thao không yểu điệu, chị rất cương quyết khi làm việc. Lớn tuổi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất, Thao trở thành “thủ trưởng” của hai cô “em gái” trong đơn vị. Càng chú ý, ta càng thấy chị Thao thật đặc biệt. Trong những lúc nguy hiểm nhất thì chị lại bình tĩnh đến nỗi khiến người ta phát bực. Thao – cô chị cả, luôn chăm sóc Định và Nho. Nhìn cảnh Nho bị thương, Thao còn thấy đau đớn hơn cả Nho. Từ bao giờ, ba cô gái Thao, Định, Nho đã gắn bó với nhau như chân với tay.
     
    Hình ảnh những cô gái trên cao điểm thật trẻ trung, hồn nhiên nhưng gan dạ. Ba cô gái giữ ba nét riêng biệt, ba cá tính riêng nhưng vẫn đầy tình yêu, đầy nữ tính. Sống trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, bằng tình yêu thương của họ, đã làm dịu đi những mất mát đau thương.
     
    Và cũng từ đó, nhận thức, ước nguyện giải phóng quê hương, họ – những cô gái thanh niên xung phong hiện lên với tinh thần trách nhiệm cao trước công việc; với sự dũng cảm của những cô gái khiến mỗi chúng ta khi lật lại những trang viết lại thấy cảm phục, trân trọng họ hơn. Liệu rằng Lê Minh Khuê đã dùng mấy trang viết đủ để viết lên tinh thần chiến đấu, công việc gian lao vất vả của ba cô gái thanh niên xung phong? Không chỉ với vẻn vẹn một trang viết mà Lê Minh Khuê đã diễn tả được điều ấy. Tuy hoàn cảnh sống của họ là một nơi trên chiến trường ác liệt luôn luôn phải đối diện với tử thần, dẫu công việc có nguy hiểm: Sau mỗi trận bom của địch thả xuống, họ lại lao ra trận địa phá bom… Nhưng họ vẫn đầy tinh thần trách nhiệm, vì nhiệm vụ họ vẫn hoàn thành công việc. Đã có lúc họ nghĩ đến … nhưng đó chỉ là mờ nhạt mà thôi! Bởi chính tinh thần trách nhiệm cao họ đặt lên làm “tiêu chí” làm việc của họ, với công việc phá bom nguy hiểm, đôi bàn tay của họ khéo léo nhẹ nhàng luôn từng chút một gạt từng chút đất lấp xung quanh quả bom. Lê Minh Khuê đã miêu tả tỉ mỉ, đan xen bởi cảm giác ghê rợn hãi hùng của ba cô gái thanh niên xung phong Định, Thao, Nho: “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rộng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa”.
     
    Chỉ với mấy câu văn nhưng Lê Minh Khuê đã diễn tả sự dũng cảm gan dạ của những cô gái thanh niên xung phong. Mặc dù suốt cả mấy năm trời, ngày nào họ cũng làm công việc đó. Họ là những người phụ nữ Việt Nam có tinh thần gan dạ, dũng cảm, kiên trung, bất khuất. Họ thật xứng đáng với tám chừ vàng mà Bác Hồ trao tặng: “ANH HÙNG, BẤT KHUẤT, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG”.
     
    Vượt lên trên tất cả những khó khăn, gian lao vất vả là tình đồng chí, đồng đội gắn bó. Dù họ là ba cô gái với ba tính cách, ba sở thích khác nhau nhưng họ coi nhau như chị em ruột thịt trong gia đình, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: nhất là khi Nho bị thương trong hầm bị sập, Định đã băng bó,, chị Thao sốt ruột và cảm thấy đau đớn hơn người bị thương, chăm sóc tận tình cho Nho.
     
    Tình đồng đội gắn bó keo sơn là đặc điểm vốn có của người chiến sĩ Việt Nam. Những cô gái thanh niên xung phong mở đường cho xe vào miền Nam là những hình tượng, những đề tài cho các nhà thơ, nhà văn. Khai thác từ hình tượng ấy, Lâm Thị Mỹ Dạ có bài Khoảng trời hố hom.
     
    Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
    Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
    Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
    Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
    Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng hom.
     
    Phạm Tiến Duật cũng viết về những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Họ – những người thanh niên xung phong – một thế hệ trẻ làm nên lịch sử, làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Chúng ta ấn tượng về ba cô gái trong truyện: Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, đó là cảm xúc chân thực mà nhà văn đã bộc lộ.
     
    Thời gian vẫn cứ trôi, ba cô gái ngày càng lớn, chiến tranh lại càng khốc liệt, Những ngôi sao xa xôi vẫn luôn soi đường cho họ, thêm sức mạnh cho họ để họ tiếp tục đóng góp cho đất nước. Họ cũng chính là những ánh sao nhỏ bé lấp lánh góp phần tỏa sáng cho đất nước Việt Nam sáng bừng lên từ trong đêm tối.
     
    Từ hình tượng Phương Định, Nho, Thao, Lê Minh Khuê đã khắc họa đậm nét những con người đại diện cho giới trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời qua ba nhân vật này, tác giả cũng muốn đề cao vai trò người phụ nữ trong mọi lúc, mọi nơi. Mở rộng ra tác phẩm còn để lại cho người đọc một bức tranh về con người kháng chiến mà đặc biệt là những cô thanh niên xung phong gan dạ, phi thường. Đọc xong truyện, ba cô gái trong truyện đã để lại trong em sự cảm phục và quý mến đặc biệt, mà hơn thế nữa, em càng thấy tự hào hơn khi mình cũng là một cô gái và có thể em sẽ trở thành một nữ thanh niên xung phong trong thời kì kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Bình luận

Viết một bình luận