cảm nhận của em về vẻ đẹp của non sông dất nước qua 2 bài thơ ”thiên trg vãn vọng ” ”côn sơn ca”

cảm nhận của em về vẻ đẹp của non sông dất nước qua 2 bài thơ ”thiên trg vãn vọng ” ”côn sơn ca”

0 bình luận về “cảm nhận của em về vẻ đẹp của non sông dất nước qua 2 bài thơ ”thiên trg vãn vọng ” ”côn sơn ca””

  1. @ fish

    Trong thời kì văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), cùng với những bài thơ biểu ý như Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, cha ông ta đã sáng tác khá nhiều tác phẩm biểu cảm. “Để biểu cảm, người viết biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người,… thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình”. Hai bài thơ Thiên Trường vãn vọng của vua Trần Nhân Tông, Côn Sơn ca của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi chính là hai văn bản như thế. Qua hai bức tranh cảnh vật và con. người, hai tác giả đã bộc lộ những tình cảm thật chân thành của mình. Hai bức tranh thiên nhiên – hai hồn thơ thắm thiết tình yêu quê hương, đất nước, niềm lạc quan, yêu đời, rất đáng trân trọng. Bài thứ nhất : Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra).
    Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
    Bán vô bán hữu tịch dương biên
    Mục đồng địch lí ngưu quy tận
    Bạch lộ song song phi hạ điền.
    Nhà văn Ngô Tất Tố dịch là :
    Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
    Bóng chiều man mác cố dường không
    Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
    Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
    Tương truyền : sau khi lãnh đạo quân dân ta chiến đấu chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại thanh bình, nhân dịp về thăm quê hương ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng sáng tác bài thơ này. Bài thơ được viết theo thể Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu hài hoà, nhẹ nhàng, thanh thoát.
    Đây là bức tranh thôn dã vào lúc chiều tà, đang ngả dần về tối. Hai câu đầu tả cảnh làng xóm mơ màng, yên ả :
    Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
    Bóng chiều man mác có đường không
    Thôn xóm, nhà tranh mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhoà, mờ tỏ, bán vô bán hữu nửa như có, nửa như không. Khói toả từ đâu ra thế ? Phải chăng, đó là nhũng làn sương chiều lãng đãng hoà quyện với những vầng khói thổi cơm từ nhũng mái nhà lan toả thành một màn sương – khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng, thanh thản, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Cảnh thoáng, nhẹ, khiến tâm hồn con người như cũng lâng lâng. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế ? Ngoại cảnh và tâm cảnh hoà hợp rất tự nhiên. Xuống hai câu sau, trong cảnh có chút xao động :
    Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
    Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
    Bức tranh thôn dã có thêm âm thanh, màu sắc và vài ba cử động. Nơi gần, có mấy “mục đồng” lùa trâu về xóm, vừa đi vừa thổi sáo, tiếng sáo vi vu, văng vẳng cất lên. Nơi xa, mấy cánh cò trắng, từng đôi, từng đôi sà xuống đồng như muốn tìm mồi, hay định nghỉ ngơi ! Người, vật, thiên nhiên, đồng ruộng, âm thanh và màu sắc…, tất cả đã hoà nhập với nhau vẽ nên bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn. Nhà thơ chỉ chọn vài chi tiết tiêu biểu, rồi chấm phá vài nét như muốn thổi cả tâm hồn mình vào cảnh vật. Cảnh vốn đẹp, qua hồn người càng đẹp thêm. Cả một miền quê rộng lớn được thu lại trong bốn dòng thơ hàm súc và biểu cảm. Rõ ràng cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu vì ở đây vẫn có sự sống con người trong mối giao hoà với cảnh vật thiên nhiên rất đỗi nên thơ. Một ông vua mà súng tác những vần thơ gợi hình gợi cảm như thế chứng tỏ đây là con người tuy địa vị tối cao, nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. Nói khác đi, qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông bộc lộ một tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điểu đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông A” của thơ văn đời Trần.
    Bài thứ hai : Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi. Nguyên tác bài thơ này bằng chữ Hán viết theo thể thơ khác và khá dài. Ở đây, chúng ta được đọc một đoạn dịch theo thể thơ lục bát mang vóc dáng thơ ca dân tộc

     #hoctot

    Bình luận

Viết một bình luận