Cảm nhận giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” (Tiểu thuyết Tắt đèn) của Ngô Tất Tố

Cảm nhận giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” (Tiểu thuyết Tắt đèn) của Ngô Tất Tố

0 bình luận về “Cảm nhận giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” (Tiểu thuyết Tắt đèn) của Ngô Tất Tố”

  1. “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn trich tiêu biểu thể hiện những thành công về mặt bút pháp tiểu thuyết trong tác phẩm “Tắt đèn” của tác giả Ngô Tất Tố. Tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời với những thủ đoạn dã man đẩy người nông dân vào bước đường cùng khiến họ phải vùng dậy đấu tranh bằng ngòi bút miêu tả chân thực, sắc nét cùng nghệ thuật khắc họa nhân vật sinh động.

    Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nổi bật hơn cả là nghệ thuật xây dựng nhân vật, thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật chị Dậu và cai lệ đầy sinh động. Chị Dậu- người phụ nữ nông dân nghèo đã được khắc họa với vẻ đẹp tâm hồn vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Ban đầu, xưng hô “nhà cháu- ông” thái độ van nài, lễ phép, sau đó là “tôi- ông”, rồi đến “bà- mày”. Tác giả đã phác họa sự thay đổi trong lời nói và hành động nhân vật một cách logic. Bởi ban đầu chị chưa có ý định chống lại.

    Cách xưng hô này đi đôi với những hành động tương xứng là “run run” xin khất rồi “vẫn thiết tha” van nài. Cho đến khi tên cai lệ sầm sập xông đến chỗ anh Dậu để bắt đi, chị vẫn chạy đến đỡ tay hắn và van xin. Nhưng rồi khi chính mình bị đáng, chị tức quá và bắt đầu thể hiện sự phản kháng thông qua cách gọi “tôi-ong”, và cuối cùng, khi tên cai lệ vẫn tàn nhẫn nhảy vào cạnh anh Dậu để trói bắt đi, chị đã vùng dậy phản kháng cùng lời khẳng định trong cách xưng hô “bà- mày”. Hành động “vỡ bờ” của chị Dậu là một lẽ tất yếu và xuất phát từ lòng yêu chồng tha thiết. Bản chất tính cách nhân vật đã được khắc họa đa dạng nhưng nhất quán, hợp tình hợp lí, vừa nhẫn nhục chiu đựng vừa phản kháng quyết liệt và phù hợp với logic phát triển tâm lí nhân vật khiến cho đoạn trích tuy ngắn ngủi nhưng đã cho thấy “sừng sững hiện ra cái chân dung lạc quan của chị Dậu” (Nguyễn Tuân).

    Để đạt được hiệu quả về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, tác giả Ngô Tất Tố đã sử dụng ngòi bút miêu tả linh hoạt, sinh động. Bức tranh cuộc sống ngột ngạt của dân làng Đông Xá khi phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng” trong xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ đã được phác họa thông qua những chi tiết về tiếng trống, tiếng tù và, tiếng chó sủa vang các xóm. Đặc biệt, cảnh chị Dậu đánh nhau với tên tay sai đã được khắc họa liên tiếp, dồn dập qua những hành động phản kháng quyết liệt từ việc chị Dậu nghiến hai hàm răng rồi túm tóc lên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” đến lúc chị “giằng co”, “du đẩy” và vật ngã cả tên người nhà lí trưởng. Vũ Ngọc Phan đã thật tinh tế khi nhận xét rằng “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” khi mà nghệ thuật diễn tả câu chuyện, hành động được tiến hành theo lối tăng tiến động tác, lời nói của tên nhân vật cai lệ và chị Dậu.

    Trong đoạn trích, chị Dậu là người có đời sống nội tâm khá phong phú. Ngòi bút Ngô Tất Tố đã lách sâu vào tâm hồn nhân vật để thể hiện nó một cách chân thực và biện chứng. Từ chỗ nhẫn nhục chịu đựng, tha thiết van xin, đến chỗ tức quá không thể chịu được, mà liều mạng cự lại; từ thái độ lễ phép, tôn trọng tên cai lệ đến sự ngỗ nghịch, đanh đá nghiến răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem, rồi bất chấp thà ngồi tù xông vào đấu sức với hai tên tay sai… Tất cả vừa phù hợp với lôgíc khách quan của cuộc sống: Tức nước vỡ bờ, vừa phù hợp với tính cách chị Dậu.

    Cùng với thành công về phương diện xây dựng nhân vật, Ngô Tất Tố còn sử dụng ngòi bút miêu tả rất linh hoạt, sinh động. Chỉ một vài nét phác họa, nhà văn đã vẽ ra trước mắt người đọc những cảnh tượng sống động khiến họ có cảm giác như đang tận mắt chứng kiến nó.

    Tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình. Tiếng chó sủa vang các xóm. Chỉ hai câu văn mà tác giả đã gợi tả được cả cái không khí ngột ngạt của làng quê Việt Nam trong mùa sưu thuế.

    Đặc biệt trong đoạn văn miêu tả cảnh chị Dậu liều mạng cự lại hai tên tay sai. Dưới ngòi bút thần tình của Ngô Tất Tố, các hoạt động diễn ra dồn dập mà vẫn rất rõ nét: từ hành động của tên cai lệ (tát chị Dậu và nhảy vào anh Dậu) đến việc chị Dậu nghiến hai hàm răng rồi túm tóc tên cai lệ, ấn dúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo; từ việc tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh đến việc hai bên giằng co, vật nhau, rồi chị Dậu túm lấy tóc hắn lẳng cho một cái khiến tên này ngã nhào ra thềm… tất cả diễn ra mau lẹ như trong một pha gay cấn của một cuốn phim; vừa diễn tả được diễn biến truyện vừa thể hiện được tính cách, tâm lí nhân vật, và sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng của chị Dậu. Có thể nói, Ngô Tất Tố có óc quan sát rất tinh tường.(Vũ Trọng Phụng) và miêu tả tuyệt khéo (Phan Ngọc).

    Một đặc sắc nghệ thuật nữa của đoạn trích là ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Trong ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả, tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ vừa giàu sắc thái biểu cảm, vừa phù hợp với ti hân vật và các hoạt động. Điệu bộ của bá lão láng giềng thì lật đật; thằng Dần thì vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt, anh Dậu thì uốn vai ngáp uể oải chống tay…, ngẩng đầu lên, run rẩy, lăn đùng; bọn tay sai ban đầu thì nhảy vào, sấn sổ, sau đó, đứa thì ngã chồng quèo đứa thì ngã nhào… Tất cả những ngôn từ ấy đều rất sống, rất có hồn.

    Ngôn ngữ nhân vật vừa đa dạng, vừa độc đáo. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô tục, đểu cáng, của tên người nhà lí trưởng thì mỉa mai, bóng gió, lời anh Dậu thì run rẩy, sợ sệt, lời bà lão láng giềng thì thật thà, hiền hậu. Đặc biệt là ngôn ngữ của chị Dậu, khi thì thiết tha, mềm mỏng, lúc đanh thép, quyết liệt. Qua ngôn ngữ, tính cách nhân vật bộc lộ khá rõ nét.

    Bên cạnh đó, những khẩu ngữ của quần chúng nông dân như thầy em, nhà cháu được Ngô Tất Tố sử dụng rất hồn nhiên, nhuần nhuyễn, khiến cho câu văn giản dị mà đậm đà, mang hơi thở của đời sống.

    Những thành công và đặc sắc Ngô Tất Tố trong đoạn trích cũng là những thành công nghệ thuật của tác phẩm. Nghệ thuật ấy kết hợp với giá trị nội dung tư tưởng, đã đem lại sự hấp dẫn và sức sống lâu bền cho cuốn tiểu thuyết này.

    CHUC BAN HOC TOT!

    Bình luận
  2. Tác phẩm”Tức nước vỡ bờ” (Tiểu thuyết Tắt đèn) của Ngô Tất Tố là một tác phẩm mang đậm tính nghệ thuật hay và giàu cảm xúc.Thành công nghệ mặt nghệ thuật của đoạn trích còn được thể hiện thông qua hệ thống ngôn ngữ kể truyện miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại nhân vật.Tác giả sử dụng lớp từ ngữ tạo giá trị miêu tả để khắc họa chân dung nhân vật .Ngôn ngữ nhân vật thì đa dạng phong phú góp phần to lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật như vậy đoạn trích.Biện pháp nghệ thuật đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật bút pháp miêu tả chân thực sinh động ,phong phú đa dạng.Như vậy ,đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực khi lên án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đồng thời sáng ngời giá trị nhân đạo khi thể hiện sự đồng cảm sẻ chia với những người nông dân bị áp bức bóc lột.

    Bình luận

Viết một bình luận