cảm nhận về Bạch Đằng Giang phú để làm nổi bật niềm tự hào cũng như truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

cảm nhận về Bạch Đằng Giang phú để làm nổi bật niềm tự hào cũng như truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

0 bình luận về “cảm nhận về Bạch Đằng Giang phú để làm nổi bật niềm tự hào cũng như truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lí tốt đẹp của dân tộc.”

  1. Nói về những tác phẩm của Trương Hán Siêu thì kể hoài cũng chẳng hết. Ông là một người có học vấn uyên bác, có nhiều đóng góp lớn cho hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Trong thơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng, nhưng Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu được xếp vào hàng kiệt tác. “Phú sông Bạch Đằng”  làm nổi bật niềm tự hào cũng như truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

        Bài thơ được viết bằng thể phú xem lẫn văn vần và văn xuôi. Bài phú gồm 4 đoạn đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.

       Mở đầu bài phú là là một khung cảnh hùng vĩ, bao la với những Cửu Giang, Ngũ Hổ, Tam Ngô, Bách Việt và một tâm hồn phóng khoáng, tự do của lữ khách:

    Giương buồm giong gió chơi vơi,

    Lướt bể chơi trăng mải miết

    Nhân vật “khách” ở đây không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu. Với một tâm hồn phóng khoáng, nhà thơ hiện lên là một tao nhân mặc khách với bầu rượu túi thơ ngao du đây đó.

    Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,

    Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”

    cuộc sống của ông là “sớm gõ thuyền”, “chiều lần thăm”, những địa danh như Nguyên, Tương, Vũ Huyệt đều là những địa danh của Trung Quốc.

    Không chỉ nêu và ca ngợi những con người có chí thưởng ngoạn, ngao du mà Trương Hán Siêu còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước cũng như niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc bằng những vần thơ tha thiết nhất:

    “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

    Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều

    Bát ngát sóng kình muôn dặm

    Thướt tha đuôi trĩ một màu

    Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”

    Nếu như ở trên nhà thơ viết về những địa danh của Trung Quốc thông qua những chuyến kì thú của các vị khách xưa, thì hình ảnh của con sông Bạch Đằng lại được gợi ra trong niềm tự hào, tình yêu tha thiết nhất. Nhà thơ đã mô tả lại quá trình mà mình có thể đến được con sông Bạch Đằng này.Thời gian vô tình trôi mà làm phai mờ đi những dấu vết của lịch sử, dấu vết của một thời đại anh hùng trên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại đó: “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.

    Thuyền tàu muôn đội,Tinh kì phấp phới.

        Hùng hổ sáu quân, Giáo gươm sáng chói.

        … Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

    Bầu trời đất chừ sắp đổi

    Chỉ với một đoạn thơ ngắn mà tác giả đã tái hiện được không khí hào hùng của trận đánh với sự đông đảo của lực lượng tham chiến và sự dữ dội của cuộc chiến “thư hùng chưa phân” khiến cho cả trời đất mờ mịt, như sắp đổi dời.Tác giả đã dành những lời khen tặng, ngợi ca dành cho những vị anh hùng mà đứng đầu là hai vị vua nhà Trần:

    Anh minh hai vị thánh quân,

    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh

    Hai vị “thánh quân” ở đây là vua Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3. Nhờ những vị vua sáng suốt anh minh, nhờ những thủ lĩnh kiệt xuất cầm binh mà chúng ta đã giành được chiến thắng.Trời đất đặt ra nơi hiểm trở.

    Giặc tan muôn thuở thăng bình,

    Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao

    Nhìn trở lại toàn bộ bài phú, nghệ thuật phối trí thời gian và không gian của Trương Hán Siêu đã đạt đến chỗ thần tình. Nhà thơ đưa không gian Bạch Đằng từ một viễn cảnh trải rộng và hết sức bao la đến với cận cảnh của một trận thủy chiến dữ dội, và cuối cùng dồn vào một tiêu điểm là chỗ đứng nội tâm của nhà chỉ huy quân sự quyết định sự thắng bại của chiến cuộc, đồng thời cũng chính là đang từ một không gian hiện thực ông quay trở về với không gian hồi cố, không gian tâm tưởng, cùng theo đó, thời gian nghệ thuật cũng đi lùi từ hiện tại về quá vãng.

    Quá những hoài niệm về quá khứ phú sông Bạch đằng thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng. Đồng thời cả ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

    Bình luận

Viết một bình luận