Cảm nhận về bài thơ Đồng Chí.
Cho m xin dk ạ thank
0 bình luận về “Cảm nhận về bài thơ Đồng Chí.
Cho m xin dk ạ thank”
Trong bài thơ “Đồng Chí”, Chính Hữu đã khắc hoạ thành công cái chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị cũng như tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả của những người lính nông dân áo vải. Từ moi miền quê trên dải đất quê hương, những con người xa lạ bỗng đứng lên theo tiếng gọi của Tổ Quốc, cùng họp lại với nhau, trở thành một con người mới: Người Lính. Họ là những người nông dân từ những vùng quê lam lũ đói nghèo, quanh năm chỉ biết đến con trâu mảnh ruộng, các anh giã từ quê hương lên đừơng chiến đấu:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
2 câu thơ đầu tiên giới thiệu về quê hương anh và tôi những người lính xuất thân là nông dân”nước mặn đồng chua ” là vùng đất bị nhiễm phèn khó làm ăn và “đất cày lên sỏi đá” là nơiđồi núi trung du đất bị ong hóa khó canh tác . 2 câu đầu nói về đất đai mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng giữa cảnh ngộ xuất thân ngèo khó là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.
anh với tôi đôi người xa lạ
tự phương trời hẹn chẳng quen nhau
từ tôi chỉ 2 người 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với ý xa lạ la,f cho từ xa lạ được nhấn mạnh hơn. tự phương trời tuy chẳng que nhau nhưng cùng tham gia chến đấu giữa họ đã nảy nở một tình cảm cao đẹp:Tình đồng chí-tình cảm ấy ko phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lí trí, lẫn ý tưởng và mục đích cao cả chiến đấu giành độc lập tự do cho tổi quốc
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Ngày cùng chung nhiệm vụ chiến đấu vai kề vai, súng bên súng, chia nhau gian khổ, nguy hiểm, đêm đắp chung một chiếc chăn chịu rét. Đắp chung chăn trỏ thành biểu tượng của tình thân hữu, ấm cúng ruột thịt. Những cái chung đã biến những con người xa lại thành đôi tri kỉ. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc để làm nên tình bạn, tình đồng chí.
cả 7 câu thơ có duy nhất từ chung nhưng bao hàm nhiều ý : chung giai cấp chung cảnh ngộ chung chí hướng chung khát vọng
– 2 tiếng đồng chí kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng chỉ với 2 chữ đồng chí và dấu chấm cảm tạo một nốt nhấn như điểm tựa, điểm chốt như đòn gánh 2 đầu là những câu thơ đồ sộ. nó vang lên như một lời phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy . câu thơ như 1 bản lề gắn kết 2 câu thơ như 1 lời kết luận cùng hoàn cảnh xuất thân cùng lí tưởng thì trở thành đồng chí của nhau đông thời nó cũng mở ra ý tiếp theo .
Tấm lòng của họ đối với đất nước thật càm động khi giặc đến các anh đã gửi lại người bạn thân mảnh ruộng chưa cày, mặc kệ những gian nhà bị gió cuốn lung lay để ra đi kháng chiến . Bình thường vậy thôi, nhưng nếu không có một tình yêu đất nước sâu nặng không thể có một thái độ ra đi như vậy.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay “
Họ đứng lên chiến đấu chỉ vì một lẽ giản dị: yêu nuớc Tình yêu đất nước, ý thức dân tộc là máu thịt, là cuộc đời họ, bởi vậy, nông dân hay trí thức chỉ mới nghe tiếng đau thương của quê hương, họ sẽ bỏ lại tất cả, cả ruộng nương, xóm làng. Chỉ đến khi ở nơi kháng chiến người lính nông dân áo vải lại trở mình, lòng lại bận tâm lo lắng về mảnh ruộng chưa cày, với căn nhà bị gió lung lay. Nỗi nhớ của các anh là thế: cụ thể nhưng cảm động biết bao. Người lính luôn hiểu rằng nơi quê nhà người mẹ già, ngừơi vợ trẻ cùng đám con thơ đang trông ngóng anh trở về:
Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính
Trong những tâm hồn ấy, hẳn sự ra đi cũng đơn giản như cuộc đời thường nhật, nhưng thực sự hành động ấy là cả một sự hy sinh cao cả. Cả cuộc đời ông cha gắn với quê hương ruộng vườn, nay lại ra đi cũng như dứt bỏ đi nửa cuộc đời mình.
những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng cô đọng và gợi cảm biết bao diễn tả sâu sắc sự đồng khổ của các anhvuwowtj qua mọi thiếu thốn gian truân cực nhọc đời ngườilinhs
áo anh rách vai…chân ko giày
tg đã xây dựng những câu thơ sóng đôi, đói ứng nhau. đáng chú ý là người linha bao giờ cũng nói về bạn trước khi nói về mình, chữ anh bao giờ cũng xuất hiện trước chữ tôi, phải chăng cách nói áy đã thể hiện tình cảm thương người như thể thương thân, trong người howntrongj mình cính tình đồng đội dã sưởi ấm lòng họ khiến họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên buốt giá
Phần cuối bài thơ ghi lại cảnh hai người chiến sĩ – hai đồng chí trong chiến dấu. Họ cùng “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Cảnh tượng chiến trường là rừng hoang sương muối. Và, một đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi rừng chiến khu. Trong gian khổ ác liệt, trong căng thẳng “chờ giặc tới”, hai chiến sĩ vẫn “đứng cạnh bên nhau”, vào sinh ra tử có nhau. Đó là một đêm trăng trên chiến khu, một tứ thơ đẹp bất ngờ xuất hiện:
“Đầu súng trăng treo”.
Người chiến sĩ trên đường ra trận thì “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông “rừng hoang sương muối” thì có “đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực vừa mộng, về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên không như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước thanh bình. Súng mang ý nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. “Đấu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ, anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thêm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến, đã được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ – Đóa hoa đầu mùa của mình. Trăng Việt Bắc, trăng giữa núi ngàn chiến khu,trăng trên bầu trời, trăng tỏa trong màn sương mờ huyền ảo. Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh “chờ giặc tới”. Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra (?) đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu.
Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, ông tham gia quân đội năm 1947 và bắt đầu làm thơ, Chính Hữu viết không nhiều nhưng có vị trí rất xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam, tiêu biểu là bài thơ ” Đồng chí” ra đời năm 1948 sau khi Chính Hữu cùng đồng đội vừa trải qua chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947. Bài thơ đã đề cập tới một thứ tình cảm mới mẻ và thiêng liêng của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí.
Bài thơ gồm hai mươi dòng thơ với ngôn ngữ bình dị giọng điệu thủ thỉ tâm tình cảm xúc dồn nén, ” Đồng chí” ca ngợi tình đồng chí gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của người lính anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi đánh giặc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đến với bảy câu thơ đầu tác giả lý giải về cơ sở hình thành tình đồng chí, trước hết tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngô xuất thân nghèo khó.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Hai câu thơ có cấu trúc sóng đôi đối ứng nhau như lời tâm tình, thủ thỉ về quê hương anh bộ đội. Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khó là nơi” nước mặn đồng chua”, ” đất cày lên sỏi đá”, mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê nơi chôn rau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị chất thơ mộc mạc đáng yêu như tâm hồn người trai cày đánh giặc.
Chung cảnh ngộ xuất thân những người lính còn chung lý tưởng chiến đấu và độc lập tự do của Tổ Quốc:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
Chính điều đó đã khiến họ từ những người xa lạ trở nên thân quen với nhau và tập hợp trong hàng ngũ quân đội cách mạng.
“Tôi với anh đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Đặc biệt tình đồng chí được nảy nở và kết thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ gian lao cũng như niềm vui trong cuộc đời người lính.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Trong những đêm trường gió lạnh, những người lính cùng đắp chung chăn, có thể tâm sự cùng nhau nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, chính vì vậy từ những người xa lạ họ đã trở thành tri kỉ.
Sau sáu câu thơ đầu tác giả hạ một dòng đặc biệt : ” Đồng chí! ” chỉ có 2 chữ và một dấu chấm than nhưng ý nghĩa vô cùng hàm xúc, nó tạo thành một nốt nhấn, nó vang lên như một tiếng gọi tha thiết, xúc động từ đáy lòng, đây là tình cảm được kết tinh từ mọi cảm xúc, là cao độ của tình bạn, tình người, bắt nguồn từ những tình cảm mang tính truyền thống, đồng thời cũng là sự gắn kết của bài thơ.
Mười hai câu thơ tiếp theo là những biểu hiện xúc động của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở người lính, tình đồng chí trước hết là sự cảm thông sâu sa tâm tư nỗi lòng của nhau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Căn nhà không mặc kệ gió lung lay”
Khi tấm chăn chung đắp lại, có bao nhiêu tâm sự của người lính được mở ra, họ kể cho nhau nghe chuyện ruộng lương, nhà cửa, người thân… đó là những hình ảnh vô cùng gắn bó với người lính.
Đằng sau thái độ dứt khoát ra đi ấy những người lính vẫn gắn bó với quê hương:
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính
Giếng nước, gốc đa là hình ảnh hoán dụ chỉ những người ở hậu phương, là người mẹ già, người vợ, con thơ đang dõi theo, đang nhớ tới người trai cày ra trận, cũng có thể nói đây là nỗi nhớ của người lính đang ôm ấp hình bóng quê hương, bởi những gì giản dị gần gũi nhất là những thứ dễ gợi nhớ gợi thương nhất.
Những dòng thơ tiếp theo vẫn thể hiện tình đồng chí một cách cảm động, đồng chí đó là cùng nhau chia sẻ những thiếu thốn gian lao của cuộc đời người lính:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Rét run người vầng trán ướt mồ hôi”
Đến đây tác giả đưa vào câu thơ của mình hàng loạt những chi tiết chân thực, đó là chiếc áo rách, quần vá và đôi chân không giày, đó còn là căn bệnh sốt rét rừng kinh niên mà người lính phải chịu đựng. tất cả làm nổi bật không gian thiếu thốn của người lính. Đây cũng là những khó khăn chung của quân và dân ta trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng điều chủ yếu mà Chính Hữu muốn nói ở đây không phải là cái khổ mà là sự hiểu nhau trong cái khổ. Những câu thơ có cấu trúc sóng đôi, đối ứng nhau, cộng với các từ ” tôi” “anh” cùng xuất hiện đã góp phần diễn tả sự chia sẻ, sự giống nhau trong mọi cảnh ngộ của người lính.
Khó khăn gian khổ thế nhưng họ vẫn sáng ngời nụ cười lạc quan” miệng cười buốt giá” và xúc động nhất họ vẫn truyền cho nhau hơi ấm của tình thương ” thương nhau… tay”, hình ảnh nắm lấy bàn tay thật giản dị nhưng vô cùng gợi cảm, nó vừa thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của người lính, vừa gián tiếp nói lên sức mạnh của tình cảm ấy, dường như chỉ bằng một cử chỉ ” tay nắm bàn tay” mà người lính được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ.
Ba câu thơ cuối bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp của cuộc đời người lính:
“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”
Trong bức tranh, nổi bật trên nền cảnh rừng đêm sương muối giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng… Ba hình ảnh này đã tạo nên một bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạng, trước hết tính hiện thực được thể hiện ở không gian và tình huống cụ thể, thời gian: đêm nay, không gian: rừng hoang sương muối, còn tình huống là hoàn cảnh những người lính: đứng canh bên nhau chờ giặc tới, tất cả đều thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh, không những phải chịu cái rét thấu xương như hàng ngàn mũi kim trâm vào da, thịt mà cái chết còn dình dập bên mình bởi có thể trong chốc lát nữa thôi quân thù sẽ nổ súng và biết đâu một trong số họ sẽ ngã xuống, nhưng tình đồng đội đã tạo lên sức mạnh giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
Như vậy, bằng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau, ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh thơ giản ị, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, bài thơ đồng chí của Chính Hữu đã thể hiện một cách xúc động tình đồng chí đồng đội sâu nặng thắm thiết của người lính anh bộ đội cụ hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, họ chính là những con người cao đẹp nhất, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Trong bài thơ “Đồng Chí”, Chính Hữu đã khắc hoạ thành công cái chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị cũng như tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả của những người lính nông dân áo vải. Từ moi miền quê trên dải đất quê hương, những con người xa lạ bỗng đứng lên theo tiếng gọi của Tổ Quốc, cùng họp lại với nhau, trở thành một con người mới: Người Lính. Họ là những người nông dân từ những vùng quê lam lũ đói nghèo, quanh năm chỉ biết đến con trâu mảnh ruộng, các anh giã từ quê hương lên đừơng chiến đấu:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
2 câu thơ đầu tiên giới thiệu về quê hương anh và tôi những người lính xuất thân là nông dân”nước mặn đồng chua ” là vùng đất bị nhiễm phèn khó làm ăn và “đất cày lên sỏi đá” là nơiđồi núi trung du đất bị ong hóa khó canh tác . 2 câu đầu nói về đất đai mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng giữa cảnh ngộ xuất thân ngèo khó là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.
anh với tôi đôi người xa lạ
tự phương trời hẹn chẳng quen nhau
từ tôi chỉ 2 người 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với ý xa lạ la,f cho từ xa lạ được nhấn mạnh hơn. tự phương trời tuy chẳng que nhau nhưng cùng tham gia chến đấu giữa họ đã nảy nở một tình cảm cao đẹp:Tình đồng chí-tình cảm ấy ko phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lí trí, lẫn ý tưởng và mục đích cao cả chiến đấu giành độc lập tự do cho tổi quốc
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Ngày cùng chung nhiệm vụ chiến đấu vai kề vai, súng bên súng, chia nhau gian khổ, nguy hiểm, đêm đắp chung một chiếc chăn chịu rét. Đắp chung chăn trỏ thành biểu tượng của tình thân hữu, ấm cúng ruột thịt. Những cái chung đã biến những con người xa lại thành đôi tri kỉ. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc để làm nên tình bạn, tình đồng chí.
cả 7 câu thơ có duy nhất từ chung nhưng bao hàm nhiều ý : chung giai cấp chung cảnh ngộ chung chí hướng chung khát vọng
– 2 tiếng đồng chí kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng chỉ với 2 chữ đồng chí và dấu chấm cảm tạo một nốt nhấn như điểm tựa, điểm chốt như đòn gánh 2 đầu là những câu thơ đồ sộ. nó vang lên như một lời phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy . câu thơ như 1 bản lề gắn kết 2 câu thơ như 1 lời kết luận cùng hoàn cảnh xuất thân cùng lí tưởng thì trở thành đồng chí của nhau đông thời nó cũng mở ra ý tiếp theo .
Tấm lòng của họ đối với đất nước thật càm động khi giặc đến các anh đã gửi lại người bạn thân mảnh ruộng chưa cày, mặc kệ những gian nhà bị gió cuốn lung lay để ra đi kháng chiến . Bình thường vậy thôi, nhưng nếu không có một tình yêu đất nước sâu nặng không thể có một thái độ ra đi như vậy.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay “
Họ đứng lên chiến đấu chỉ vì một lẽ giản dị: yêu nuớc Tình yêu đất nước, ý thức dân tộc là máu thịt, là cuộc đời họ, bởi vậy, nông dân hay trí thức chỉ mới nghe tiếng đau thương của quê hương, họ sẽ bỏ lại tất cả, cả ruộng nương, xóm làng. Chỉ đến khi ở nơi kháng chiến người lính nông dân áo vải lại trở mình, lòng lại bận tâm lo lắng về mảnh ruộng chưa cày, với căn nhà bị gió lung lay. Nỗi nhớ của các anh là thế: cụ thể nhưng cảm động biết bao. Người lính luôn hiểu rằng nơi quê nhà người mẹ già, ngừơi vợ trẻ cùng đám con thơ đang trông ngóng anh trở về:
Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính
Trong những tâm hồn ấy, hẳn sự ra đi cũng đơn giản như cuộc đời thường nhật, nhưng thực sự hành động ấy là cả một sự hy sinh cao cả. Cả cuộc đời ông cha gắn với quê hương ruộng vườn, nay lại ra đi cũng như dứt bỏ đi nửa cuộc đời mình.
những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng cô đọng và gợi cảm biết bao diễn tả sâu sắc sự đồng khổ của các anhvuwowtj qua mọi thiếu thốn gian truân cực nhọc đời ngườilinhs
áo anh rách vai…chân ko giày
tg đã xây dựng những câu thơ sóng đôi, đói ứng nhau. đáng chú ý là người linha bao giờ cũng nói về bạn trước khi nói về mình, chữ anh bao giờ cũng xuất hiện trước chữ tôi, phải chăng cách nói áy đã thể hiện tình cảm thương người như thể thương thân, trong người howntrongj mình cính tình đồng đội dã sưởi ấm lòng họ khiến họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên buốt giá
Phần cuối bài thơ ghi lại cảnh hai người chiến sĩ – hai đồng chí trong chiến dấu. Họ cùng “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Cảnh tượng chiến trường là rừng hoang sương muối. Và, một đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi rừng chiến khu. Trong gian khổ ác liệt, trong căng thẳng “chờ giặc tới”, hai chiến sĩ vẫn “đứng cạnh bên nhau”, vào sinh ra tử có nhau. Đó là một đêm trăng trên chiến khu, một tứ thơ đẹp bất ngờ xuất hiện:
“Đầu súng trăng treo”.
Người chiến sĩ trên đường ra trận thì “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông “rừng hoang sương muối” thì có “đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực vừa mộng, về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên không như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước thanh bình. Súng mang ý nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. “Đấu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ, anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thêm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến, đã được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ – Đóa hoa đầu mùa của mình. Trăng Việt Bắc, trăng giữa núi ngàn chiến khu,trăng trên bầu trời, trăng tỏa trong màn sương mờ huyền ảo. Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh “chờ giặc tới”. Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra (?) đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu.
Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, ông tham gia quân đội năm 1947 và bắt đầu làm thơ, Chính Hữu viết không nhiều nhưng có vị trí rất xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam, tiêu biểu là bài thơ ” Đồng chí” ra đời năm 1948 sau khi Chính Hữu cùng đồng đội vừa trải qua chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947. Bài thơ đã đề cập tới một thứ tình cảm mới mẻ và thiêng liêng của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí.
Bài thơ gồm hai mươi dòng thơ với ngôn ngữ bình dị giọng điệu thủ thỉ tâm tình cảm xúc dồn nén, ” Đồng chí” ca ngợi tình đồng chí gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của người lính anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi đánh giặc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đến với bảy câu thơ đầu tác giả lý giải về cơ sở hình thành tình đồng chí, trước hết tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngô xuất thân nghèo khó.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Hai câu thơ có cấu trúc sóng đôi đối ứng nhau như lời tâm tình, thủ thỉ về quê hương anh bộ đội. Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khó là nơi” nước mặn đồng chua”, ” đất cày lên sỏi đá”, mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê nơi chôn rau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị chất thơ mộc mạc đáng yêu như tâm hồn người trai cày đánh giặc.
Chung cảnh ngộ xuất thân những người lính còn chung lý tưởng chiến đấu và độc lập tự do của Tổ Quốc:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
Chính điều đó đã khiến họ từ những người xa lạ trở nên thân quen với nhau và tập hợp trong hàng ngũ quân đội cách mạng.
“Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Đặc biệt tình đồng chí được nảy nở và kết thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ gian lao cũng như niềm vui trong cuộc đời người lính.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Trong những đêm trường gió lạnh, những người lính cùng đắp chung chăn, có thể tâm sự cùng nhau nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, chính vì vậy từ những người xa lạ họ đã trở thành tri kỉ.
Sau sáu câu thơ đầu tác giả hạ một dòng đặc biệt : ” Đồng chí! ” chỉ có 2 chữ và một dấu chấm than nhưng ý nghĩa vô cùng hàm xúc, nó tạo thành một nốt nhấn, nó vang lên như một tiếng gọi tha thiết, xúc động từ đáy lòng, đây là tình cảm được kết tinh từ mọi cảm xúc, là cao độ của tình bạn, tình người, bắt nguồn từ những tình cảm mang tính truyền thống, đồng thời cũng là sự gắn kết của bài thơ.
Mười hai câu thơ tiếp theo là những biểu hiện xúc động của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở người lính, tình đồng chí trước hết là sự cảm thông sâu sa tâm tư nỗi lòng của nhau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Căn nhà không mặc kệ gió lung lay”
Khi tấm chăn chung đắp lại, có bao nhiêu tâm sự của người lính được mở ra, họ kể cho nhau nghe chuyện ruộng lương, nhà cửa, người thân… đó là những hình ảnh vô cùng gắn bó với người lính.
Đằng sau thái độ dứt khoát ra đi ấy những người lính vẫn gắn bó với quê hương:
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính
Giếng nước, gốc đa là hình ảnh hoán dụ chỉ những người ở hậu phương, là người mẹ già, người vợ, con thơ đang dõi theo, đang nhớ tới người trai cày ra trận, cũng có thể nói đây là nỗi nhớ của người lính đang ôm ấp hình bóng quê hương, bởi những gì giản dị gần gũi nhất là những thứ dễ gợi nhớ gợi thương nhất.
Những dòng thơ tiếp theo vẫn thể hiện tình đồng chí một cách cảm động, đồng chí đó là cùng nhau chia sẻ những thiếu thốn gian lao của cuộc đời người lính:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vầng trán ướt mồ hôi”
Đến đây tác giả đưa vào câu thơ của mình hàng loạt những chi tiết chân thực, đó là chiếc áo rách, quần vá và đôi chân không giày, đó còn là căn bệnh sốt rét rừng kinh niên mà người lính phải chịu đựng. tất cả làm nổi bật không gian thiếu thốn của người lính. Đây cũng là những khó khăn chung của quân và dân ta trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng điều chủ yếu mà Chính Hữu muốn nói ở đây không phải là cái khổ mà là sự hiểu nhau trong cái khổ. Những câu thơ có cấu trúc sóng đôi, đối ứng nhau, cộng với các từ ” tôi” “anh” cùng xuất hiện đã góp phần diễn tả sự chia sẻ, sự giống nhau trong mọi cảnh ngộ của người lính.
Khó khăn gian khổ thế nhưng họ vẫn sáng ngời nụ cười lạc quan” miệng cười buốt giá” và xúc động nhất họ vẫn truyền cho nhau hơi ấm của tình thương ” thương nhau… tay”, hình ảnh nắm lấy bàn tay thật giản dị nhưng vô cùng gợi cảm, nó vừa thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của người lính, vừa gián tiếp nói lên sức mạnh của tình cảm ấy, dường như chỉ bằng một cử chỉ ” tay nắm bàn tay” mà người lính được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ.
Ba câu thơ cuối bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp của cuộc đời người lính:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Trong bức tranh, nổi bật trên nền cảnh rừng đêm sương muối giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng… Ba hình ảnh này đã tạo nên một bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạng, trước hết tính hiện thực được thể hiện ở không gian và tình huống cụ thể, thời gian: đêm nay, không gian: rừng hoang sương muối, còn tình huống là hoàn cảnh những người lính: đứng canh bên nhau chờ giặc tới, tất cả đều thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh, không những phải chịu cái rét thấu xương như hàng ngàn mũi kim trâm vào da, thịt mà cái chết còn dình dập bên mình bởi có thể trong chốc lát nữa thôi quân thù sẽ nổ súng và biết đâu một trong số họ sẽ ngã xuống, nhưng tình đồng đội đã tạo lên sức mạnh giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
Như vậy, bằng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau, ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh thơ giản ị, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, bài thơ đồng chí của Chính Hữu đã thể hiện một cách xúc động tình đồng chí đồng đội sâu nặng thắm thiết của người lính anh bộ đội cụ hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, họ chính là những con người cao đẹp nhất, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.