Cảm nhận về cuộc đời và nhân cách của Vũ nương? Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ nương. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn dữ
Cảm nhận về cuộc đời và nhân cách của Vũ nương? Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ nương. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn dữ
Đọc kĩ tác phẩm, ta sế thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẩy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩm từng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được. Nếu Trương Sinh biết suy nghĩ về hình ảnh người cha kì lạ: “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” – “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô tình bỏ qua khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ mà chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới thành chuyện, hơn nữa thói đời đã chứng minh rằng sự ghen tuông thái quá luôn khiến con người trở nên mù quáng. Chính sự ghen tuông mù quáng mới khiến cho nàng Si-ta của Ân Độ phải nhảy vào biển lửa, nàng Đêđêmôna của nước Anh bị bóp cổ chết và nàng Vũ Nương của Việt Nam phải tự vẫn
Nhưng bi kịch cua Vũ Nương có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói thì mọi chuyên sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh cho chồng rõ ở một mình nàng hay đùa với con bằng cách trỏ vào bóng mình và nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng mình trên vách mà bảo đó là cha nó, Trương Sinh mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì mọi chuyện đã quá muộn màng. Vũ Nương không còn trên đời nữa.
Một phụ nữ; đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một lời không đâu của con trẻ! Một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thương, ai oán trong lòng sông thăm thẳm! Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình nhưng nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là ở thời nó đã suy vong. Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng đầu óc “nam quyền”, chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá nhân cộng vội tư tưởng “nam quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc đoán gia trưởng. Đó cũng chính là nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến chỗ phải lấy cái chết để minh oan cho tâm lòng trong sáng của nàng.
Cái chết của Vũ Nương là sự đầu hàng số phận nhưng cõng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, Vũ phu của đàn ông và luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, tối tăm. Sẽ còn mãi hình ảnh của Vũ Nương trong lòng mọi người như một lời nhắc nhở khôn nguôi về thân phận của người phụ nữ
Nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Vũ nương→Cái chết của nhân vật Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác xấu xa, tàn bạo. Đồng thời, qua hình tượng nhân vật, nhà văn bày tỏ niềm thông cảm sâu sắc đối với số phận người phụ nữ. … Nó là lời cảnh tỉnh đối với người phụ nữ khi gia đình xảy ra mâu thuẫn.
Cảm nhận về cuộc đời và nhân cách của Vũ nương
Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
– Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất
+ Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa
– Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già
+ Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng
+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được
Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn dữ→Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic. Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc đồng cảm được với thái độ và quan điểm của nhà văn, nhất là thái độ ngợi ca người trí thức, ngợi ca tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả, ác báo,