cảm nhận về LÊ THÁNH TÔng( đây là lịch sử nhé)

cảm nhận về LÊ THÁNH TÔng( đây là lịch sử nhé)

0 bình luận về “cảm nhận về LÊ THÁNH TÔng( đây là lịch sử nhé)”

  1. “Thánh Tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Ngài trị vì được 38 năm, sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam…bấy giờ được văn minh thêm ra và lại lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy.”

    Trên đây là những nhận xét của học giả Trần Trọng Kim khi nhận định về Lê Thánh Tông trong cuốn Việt Nam Sử Lược. Học giả đánh giá rất cao về tài năng và đức độ của nhà Vua. Về chính sử ghi lại như sau: “Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước.”

    Đọc những dòng này, chúng ta cũng mường tượng được dung mạo của nhà vua là một người đàn ông tuấn tú, thông minh, tài giỏi. Ông được ca ngợi là vi vua anh minh nhất trong lịch sử dân tộc. Không những thế, trong đối sách giữ nước nhà vua có những lời lẽ rất cứng rắn, là tấm gương cho hậu thế đời đời học tập và làm theo.

    Năm 1471, Lê Thánh Tông chỉ dụ với quan Thái bảo Lê Cảnh Huy rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự nhiên vứt đi được. Phải kiên quyết tranh luận, không để họ lấn dần. Nếu họ còn không theo, có thể sai sứ sai tận triều đình của họ, biện bạch rõ lẽ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước núi, một tấc đất đai của Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc, kẻ ấy phải bị trị nặng ”.

    Câu nói ấy biểu thị ý chí mãnh liệt của Lê Thánh Tông trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc và lãnh thổ quốc gia, đồng thời có thể được xem như quan niệm chính trị rất cơ bản trong nhận thức về trách nhiệm quản lý nhà nước của Lê Thánh Tông. Để làm cơ sở cho việc khẳng định nền độc lập, Lê Thánh Tông quan tâm tới việc xác định rõ ràng cương vực của đất nước. Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) công bố năm 1483 có điều khoản 74, 88 về bảo vệ đất đai ở biên giới như sau: “Những người bán ruộng đất ở biên cương cho người nước ngoài thì bị tội chém”; Quan phường xã biết mà không phát giác cũng bị tội; “Những người đẵn tre, chặt gỗ ở nơi quan ải thì bị xử tội đồ”.

    Một dân tộc mà giang san của tổ tiên để lại luôn bị đe dọa thường trực từ phương Bắc thì lời căn dặn ấy của vị vua được cho là tài giỏi nhất trong lịch sử dân tộc luôn đúng đắn và phải được khắc ghi. Đã có hàng trăm cuốn sách, bài báo ca ngợi về tài đức của vị vua này. Ông có nhiều công lao lớn đối với nhà Lê nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.

    Tuy nhiên đánh giá về một con người, chúng ta không chỉ dựa vào tài đức và công lao của họ mà phải thông qua những sự kiện lịch sử để có cách nhìn công tâm và thấu đáo. Dù tài giỏi đến đâu, Lê Thánh Tông cũng có những vết đen không thể nào gột rửa được trong cuộc đời. Chính vì vậy, trong bài viết lần này, ngoài những công lao to lớn của nhà vua đối với dân tộc mà mình sẽ trình bày sau đây. Bên cạnh đó, mình cũng mạnh dạn chỉ ra những hạn chế trong cuộc đời của Lê Thánh Tông để người đời nay có một cách nhìn toàn diện, công tâm về vị vua này. 

    Bình luận
  2. – Lê Thánh Tông cũng là một trong những vị anh hùng của dân tộc Việt Nam.

    -Lê Thánh Tông (25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497), là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Lê sơ và cũng là một trong những vị vua cai trị trong thời kỳ hòa bình lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là một vị hoàng đế anh minh thời Hậu Lê.

    -Trong thời kỳ cầm quyền của ông, nhà nước Đại Việt quật khởi mạnh mẽ thực sự, phát triển rực rỡ ở mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và quân sự.

    Bình luận

Viết một bình luận