cảm thụ hai câu đầu và hai câu sao của bài phò giá về kinh ko copy mik cần gấp nhớ cách hai câu riêng

cảm thụ hai câu đầu và hai câu sao của bài phò giá về kinh
ko copy mik cần gấp nhớ cách hai câu riêng

0 bình luận về “cảm thụ hai câu đầu và hai câu sao của bài phò giá về kinh ko copy mik cần gấp nhớ cách hai câu riêng”

  1. Cảm xúc chiến thắng trước một đội quân giặc ngoại xâm được đánh giá là vô cùng hung hãn khiến cho Trần Quang Khải không khỏi xúc động, không miêu tả quá dài dòng, chỉ bốn câu thơ thôi cũng đã đúc kết được sự tự hào và tâm tư của vị tướng kiệt xuất.

    + Hai câu thơ đầu và hai chiến thắng lẫy lừng chấn động đất trời, để đánh dấu trong việc đánh tan giặc Nguyên đó là chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử vào năm 1285.

    + Đối với tình hình quân và dân nhà Trần lúc bấy giờ, chỉ nghe đến cái tên Chương Dương thôi cũng đã vô cùng tự hào và cảm phục trước ý chí chiến đấu của quân ta dưới sự chỉ huy vô cùng sáng suốt của danh tướng Trần Quang Khải.

    + Mặc dù không miêu tả lại cảnh chiến tranh với gươm đao, với sự ác liệt của cuộc chiến mà tác giả chỉ kể lại các sự kiện, nhưng vẫn đưa người đọc như đang sống giữa cuộc chiến, sống giữa khi thế hào hùng và cảm giác giác chiến thắng, khải hoàn đầy khí thế của vua và dân nhà Trần.

    => Chiến thắng Chương Dương ta đã đánh bại được quân thù đến trận Hàm Tử ta đã bắt sống được cả tướng giặc, chính điều này đã chứng minh được tuy rằng từ ngữ giản dị nhưng vô cùng mạnh mẽ rắn rỏi.

    Bình luận
  2. Bạn tham khảo nhé ! 

    * 2 câu đầu :

    – Nhịp điệu 2 câu đầu khẩn trương và mạnh mẽ chỉ vẻn vẻn 10 chữ nhưng lượng thông tin đầy ắp.

    – Cách đưa chiến thắng lên 2 câu đầu rất đặc biệt vì kể chiến thắng Chương Dương trước Hàm Tử sau.

    => Lí do vì trận Chương Dương vừa mới diễn ra, tính thời sự còn nóng hổi.

    => Trận Chương Dương là trận thắng có quyết định trong chiến thắng.

    – Nghệ thuật tác giả đã đảo 2 động từ ” đoạt “,” cầm ” để diễn tả 1 cách sinh động, thế chủ động áp đảo đầy uy lực trước quân Mông Nguyên của nhà Trần.

     

    * 2 câu sau : 

    – Đất nước sạch bóng quân thù, nền thái bình mở ra, đang mở ra 1 nền tươi sáng hơn cho dân tộc. Nhưng tác giả không quên nhắc nhở về, nhiệm vụ trước mắt, cũng như nhiệm vụ lâu dài đó là phải gắng sức đem tài chỉ để xây dựng đất nước có nền vũng mạnh.

    => Theo nhà thơ, sự bền vững và thịnh thị không phải tự dưng mà có mà nó là sự cố gắng của toàn quân, toàn dân ta, nhắc nhở rất ý nghĩa, không được ngủ quên trên trận chiến thắng, có như thế thì đất nước mới vững bền.

    => Trần Quang Khải là người có tài nhìn xa trông rộng , có lòng yêu nước sâu sắc.

    => Bài thơ không chỉ mang tính thời sự nóng hổi mà còn mang ý nghĩa lâu bền, bởi nó không chỉ là mang ý nghĩa hào khí và khát vọng hòa bình của nhà Trần mà nó còn là hào khí và khát vọng hòa bình của mọi người, của nhân dân muôn đời.

    Xin hay nhất !

    Bình luận

Viết một bình luận