Cần gấp ạ Đọc kĩ ngữ liệu sau, trả lời các câu hỏi bên dưới: ” . Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớ

Cần gấp ạ
Đọc kĩ ngữ liệu sau, trả lời các câu hỏi bên dưới:
” . Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai ?
Câu 2. (0,5 điểm) Nguồn gốc của ca Huế ?
Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu trên ?
Câu 4. (1 điểm) câu văn “Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người” mở rộng thành phần nào?
Câu 5. (3 điểm) Dựa vào ngữ liệu rên và hiểu biết về tác phẩm hãy viết một đoạn văn khoảng 7-8 câu nêu cảm nhận của em về cách thưởng thức ca Huế.

0 bình luận về “Cần gấp ạ Đọc kĩ ngữ liệu sau, trả lời các câu hỏi bên dưới: ” . Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớ”

  1. 1 Đoạn văn trên trích trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương “của tác giả Hà Ánh Minh

    2 Nguồn gốc của ca Huế là từ các hoạt động thường ngày của người của người dân ,những nét sống đẹp đẽ và bình dị của người dân được đưa vào các làn điệu dân ca quen thuộc mà hấp dẫn.Còn cũng có một vài các làn điệu được các vua quan sáng tác dùng trong các dịp lễ quan trọng(mik ko nhớ rõ lắm nhưng nó là như vậy)

    3 Biện pháp tu từ là liệt kê , liệt kê ở đoạn “như ngón nhấn ,mổ ,vỗ ,vả,ngón bấm,day ,chớp ,búng ,ngón phi,ngón rãi”.Tác dụng nhằm nêu lên sự chuyên nghiệp,điêu luyện của các nhạc công.

    4Mở rộng thành phần vị ngữ(hông chắc lắm nhưng thấy hợp lí)

    5 Ca Huế trên sông Hương là 1 văn bản hay của tác giả Hà Ánh Minh ,nó dường như đã nói lên được vẻ đẹp và sự phong phú của Ca Huế(1).Với từ ngữ phong phú được sử dụng 1 cách vô cùng điêu luyện nó dường như đã được tác giả biến tấu và vẽ lên 1 bức tranh vô cùng đẹp cho ta thấy cách biểu diễn và các làn điệu Ca Huế(2).Với nghệ thuật liệt kê tác giả đã miêu tả khái quát về các làn điệu ca Huế cùng với sự đa dạng của nó(3).Nó đã cho người đọc 1 cái cảm súc tò mò muốn khám phá và muốn được nghe ca Huế (4).1 cảm súc ngỡ ngàng khi được nghe những dòng chữ miêu tả về ca Huế gây cho họ cảm giác tò mò , thích thú và đó cũng là cảm súc của em sau khi học xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”(5).Em thật sự rất thích và tò mò về các làn điệu ca Huế(6).Trong tương lai em sẽ cố gắng đi thăm sứ Huế 1 lần để có thể tận mắt chứng kiến các làn điệu ca Huế của Việt Nam(6)

    Bình luận
  2. Câu 1:

     Đoạn trích trên thuộc văn bản : Ca Huế trên sông Hương

    Tác giả: Hà Ánh Minh

    Câu 2:

    Nguồn gốc: Là sự kết hợp giữa nhạc dân gian (nhạc do dân lao động sáng tác và trình diễn, thưởng thức) sôi nổi vui tươi với nhạc cung đình (nhạc dành cho vua chúa) nhã nhẵn uy nghi, trang trọng

    Câu 3:

     -Phép tu từ: Liệt kê

             +Nhạc công dùng các ngón ….nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.

    -Tác dụng: Nhấn mạnh cách bàn tay hoạt động để chơi nhạc

    Câu 4:

    câu văn “Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người” mở rộng ở thành phần Chủ Ngữ

    Bình luận

Viết một bình luận