CẦN GẤP MONG MN TRẢ LỜI NHANH Ạ~ 1. Tại sao nhân dân ta dành thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII. 2. Trình

CẦN GẤP MONG MN TRẢ LỜI NHANH Ạ~
1. Tại sao nhân dân ta dành thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII.
2. Trình bày những cải cách của Hồ Quý Ly.
3. Bằng những kiến thức đã học em hãy chứng minh đường lối đánh giặc của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là vô cùng độc đáo , sáng tạo.
4. Tại sao thế kỉ XI nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.

0 bình luận về “CẦN GẤP MONG MN TRẢ LỜI NHANH Ạ~ 1. Tại sao nhân dân ta dành thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII. 2. Trình”

  1. Câu 1: nguyên nhân là :

    – Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

    – Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

    – Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

    – Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

    Câu 2:

    Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.

    – Về chính trị:

    + Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

    + Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

    + Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

    – Về kinh tế tài chính:

    + Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

    + Ban hành chính sách hạn điền.

    + Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

    – Về xã hội:

    + Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

    + Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

    – Về văn hoá, giáo dục:

    + Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

    + Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

    + Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

    – Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

    Câu 4:

    * Hoàn cảnh:

    – Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất.

    + Trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn.

    + Vùng biên giới phía Bắc nhà Tống thường xuyên bị các nước Liêu, Hạ quấy nhiễu.

    => Nhà Tống muốn sử dụng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, nên đã tiến hành âm mưu xâm lược Đại Việt.

    – Hành động:

    + Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía Nam.

    + Ở biên giới phía Bắc Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.


    ( còn câu 3 để mình suy nghĩ thêm nhé:))) c
    húc bạn thi tốt )

                                     

     

    Bình luận

Viết một bình luận