càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm ví dụ ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh có độ cao sát mực nước biển nên có áp suất khí quyển là p=760MmHg,còn ở thành phố addis ababa có độ cao h = 2355m thì có áp suất khí quyển p=571,6mmHg.Với những độ cao ko quá lớn người ta nhận thấy mối liên hệ giữa độ cao áp suất khí quyển có dạng hàm số bậc nhất p=a.h+b (a khác 0)
a) Xác định hệ số a và b
b) hỏi ở cao nguyên pleiku có độ cao 1000m so với mực nước biển thì có áp suất khí quyển là bao nhiêu?
Đáp án:
$a)a=-0,08;b=760\\ b)p=680(mmHg)$
Giải thích các bước giải:
Thành Phố Hồ Chí Minh có độ cao sát mực nước biển nên có áp suất khí quyển là $p=760MmHg$
$\Rightarrow 760=a.0+b\\ \Leftrightarrow b=760$
Thành phố Addis ababa có độ cao $h = 2355m$ thì có áp suất khí quyển $p=571,6mmHg$
$\Leftrightarrow 571,6=a.2355+b\\ \Leftrightarrow 571,6=a.2355+760\\ \Leftrightarrow a=-0,08$
$\Rightarrow$ Phương trình mối liên hệ giữa độ cao áp suất khí quyển: $p=-0,08h+760$
$b)$Áp suất khí quyển ở cao nguyên pleiku có độ cao $1000m$ so với mực nước biển:
$-0,08.1000+760=680(mmHg)$