Càng ngắn gọn càng tốt
Học sinh sưu tầm tiểu sử về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến và 1 câu chuyện kể về 1 trong
4 nhân vật mà em thích(ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo đủ nội dung gợi ý)
1/. Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
2/. Lê Thánh Tông (1442 – 1497
3/. Ngô Sĩ Liên (TK XV)
4/. Lương Thế Vinh (1442) (Trạng Lường)
Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc!!!
1, Nguyễn Trãi
Anh hùng dân tộc – Danh nhân thế giới
Sinh 1380 Thăng Long, Đại Việt
Mất19 tháng 9, 1442
Bút danh Ức Trai
Công việc: Nhà văn, Nhà chính trị, Nhà thơ, Nhà địa lý học, Nhà ngoại giao
VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN
576 năm trước, vào năm Nhâm Tuất (1442) tại Lệ Chi Viên (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay) đã xảy ra vụ án bi thảm tru di tam tộc đại công thần Nguyễn Trãi và người vợ Nguyễn Thị Lộ với tội danh: giết vua Lê Thái Tông. 22 năm sau vụ án, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Riêng với bà Nguyễn Thị Lộ, ông chỉ phê một câu: “Bà Lễ nghi học sĩ không can dự vào tội giết vua”
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ chi viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất.
Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này.