Câu 1: (10 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Lượm
Câu 2 : (20 điểm)
Viết bài văn miêu tả cha hoặc mẹ của mình
Câu 1: (10 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Lượm
Câu 2 : (20 điểm)
Viết bài văn miêu tả cha hoặc mẹ của mình
C1:
Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”.Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…
C2:
Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hãnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.
Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. Bao giờ cũng vậy, luôn là tình yêu đong đầy dành cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. Nghe ngoại kể, ngày trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm. Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chút nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài đen, óng mượt, mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao nhiêu công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thong thả, khoan thai. Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên.
Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho anh em tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.
Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
C1:
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…
C2:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Lời ca dao khiến tôi chợt nghĩ đến hình ảnh của mẹ tôi- một người mẹ tần tảo, dành cả cuộc đời để yêu thương những đứa con…
Mẹ tôi lấy bố khi mẹ 35 tuổi. Giờ mẹ đã gần năm mươi, hơn 15 năm qua, cả cuộc đời mẹ dành cho hai chị em tôi. Cuộc đời ấy, với nắng và gió, với sự lo toan vất vả đã cướp đi ở mẹ lan da trắng để bây giờ là làn da đen sạm đi, lại dần điểm những chấm đồi mồi. Trên gương mặt của mẹ đã xuất hiện những nếp nhăn. Đó không chỉ là dấu hiệu của thời gian đã in trên gương mặt mẹ mà còn những vất vả, những toan lo. Đôi mắt mẹ lúc nào cũng tràn ngập tình yêu thương dành cho chúng tôi. Mái tóc đen điểm những sợi bạc- cuộc đời sương gió in trên cả mái tóc của mẹ.
Mẹ tôi hiền lắm. Nhưng mẹ cũng rất nghiêm khắc. Khi thế giới công nghệ với các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại,…rất hấp dẫn giới trẻ, mẹ cho phép chị em tôi sử dụng nhưng phải có sự hợp lý. Khi tôi tiêu tiền không hợp lý, mẹ cũng chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo mà không cáu gắt hay mắng mỏ một điều gì đó. Có lẽ vì thế, mà khi làm điều gì sau, chị em tôi tự sửa chữa hơn là để mẹ nhắc nhở…
Nhìn thấy chúng tôi mắc lỗi sai, mẹ cũng buồn lắm. Khi ấy, gương mặt mẹ rầu rĩ, nụ cười không còn hé mở trên đôi môi, tóc mẹ lại như bạc thêm vì suy nghĩ….
Những khi chúng tôi bị ốm, mẹ lại thức đêm lo. Có khi bạn mẹ rủ mẹ đi đây đó nhưng vì chúng tôi, mà mẹ lại không đi. Khi tôi và chị gái đi học xa nhà, mẹ đi chơi cũng phải vội về ngay để lo cho hai chị em.
Khi tôi và chị đi học xa nhà, tôi chợt nhận ra một điều rằng hạnh phúc với tôi là được ăn bữa cơm có đầy đủ mọi người trong nhà, để được ngắm nhìn gương mặt mẹ, để khắc ghi thật sâu, để nhìn thấy đôi mắt mẹ ánh lên niềm hạnh phúc, để thấy đôi tay mẹ nấu cơm cho chúng tôi ăn….
Cuộc sống với những gánh nặng, những toan lo đôi khi khiến người ta quên mất đi những hạnh phúc, những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhưng hãy nhớ rằng, dù thế nào đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn có một người mẹ!