Câu 1: ( 3,0 điểm) Cho câu thơ trích trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa a. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn ch

Câu 1: ( 3,0 điểm)
Cho câu thơ trích trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
a. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ.
b. Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ được dùng để sáng tác bài thơ trên.

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng cuối bài thơ trên.

d. Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu hoàn chỉnh.

0 bình luận về “Câu 1: ( 3,0 điểm) Cho câu thơ trích trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa a. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn ch”

  1. a)Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lòng cổ thụ,bóng lòng hoaCảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

    b)Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt đường luật

    Đặc điểm: có 4 dòng,mỗi dòng 7 chữ

    Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4 , nhắc nhịp ở câu 1, nhịp 3/4

    c)Biện Pháp tu từ được sử dụng trong 2 dòng thơ cuối của bài trên là: 

    Điệp Ngữ: chưa ngủ

    Tác Dụng:thể hiện được tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên và hơn hết đó là vì lo cho dân lo cho nước

    d)nội dung:

    Bài thơ cảnh khuya ra đời ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

    Bình luận
  2. Câu 1:

    a. Chép chính xác 3 câu thơ còn lại:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

    b. Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật quy định mỗi bài có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng, có niêm luật chặt chẽ.

    c.

    – Phép so sánh: cảnh khuya như vẽ

    – Phép điệp ngữ: chưa ngủ (2 lần)

    – Tác dụng của biện pháp tu từ:

    + Giúp lời thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm.

    + Đồng thời góp phần lí giải nguyên nhân chưa ngủ của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    d. Bài thơ khắc hoạ cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của người thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

    Bình luận

Viết một bình luận