Câu 1: a/ Học xong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng em học tập, vận dụng đức tính giản dị của Bác như thế nào ở trong cuộc sống

Câu 1:
a/ Học xong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng em học tập, vận dụng đức tính giản dị của Bác như thế nào ở trong cuộc sống?
b/ Viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) chủ đề phòng chống dịch Covid trong tình hình hình nay, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ và một câu đặc biệt. (gạch chân dưới trạng ngữ và câu đặc biệt)
c/ Trong câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, con ếch bị trâu giẫm bẹp khi đi nhâng nháo ngoài đường. Từ kết cục đáng buồn của con ếch, hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tính khiêm tốn.
Câu 2:
a/ Tìm hiểu sử thi địa phương Kon Tum: có những sử thi nào ở địa phương, của dân tộc nào; nội dung chính và nhân vật chính của các sử thi đó.
b/ Tập hợp tên làng và các địa danh ở Kon Tum theo tên gọi của người dân tộc bản địa.
c/ Sưu tầm ca dao – dân ca viết về địa danh, danh nhân, sự kiện, sản vật,…của địa phương khoảng 10 đến 20 câu.

0 bình luận về “Câu 1: a/ Học xong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng em học tập, vận dụng đức tính giản dị của Bác như thế nào ở trong cuộc sống”

  1. Câu 1,

    a, Giản dị là đức tính không thể thiếu trong mỗi người. Bác Phạm Văn Đồng đã đưa ra những dẫn chứng chứng minh Bác Hồ giản dị trong bữa cơm, đời sống, nhà ở cũng như lối sống. Qua đó, bản thân em luôn tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cho mình đức tính giản dị: ăn nói rõ ràng, dễ hiểu; ăn mặc đến trường đúng theo quy định của một người học sinh; yêu thương, hòa đồng với mọi người; biết quý trọng những gì mình đang có, không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách;…Tóm lại, em sẽ sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, để xứng đáng trong xã hội hiện nay, xứng đáng như lời của Bác Hồ dạy trong “Năm điều Bác Hồ dạy”, xứng đáng là cháu ngoa Bác Hồ.

    b, 

    Ngay từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên (ngày 23-1-2020), trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch SARS (năm 2003), cúm A/H1N1 (năm 2009), Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh. Đáng chú ý, khi tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 được thành lập đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.

    c,

    Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn tới thành công. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Chắc hẳn bạn cũng biết, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, trí tuệ của mỗi người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn. Hiểu được khả năng của mình sẽ là cơ sở quan trọng để ta hoàn thiện bản thân và mở mang tri thức. Đồng thời, biết khiêm nhường và lắng nghe cũng giúp ta có được sự tôn trọng, tin yêu của những người xung quanh. Chính đức tính ấy đã làm cho bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại. Hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn, mỗi chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người đúng nghĩa cũng như hoàn thiện bản thân.

    Câu 2,

    a,nhÂn vật chính của sử thi đăm săn là “đăm săn”

    Đăm Săn có nhiều chiến công lớn khi đánh lại được các tù trưởng độc ác, giành lại được vợ và đem lại sự giàu có và uy danh cho bản thân và dân làng. Khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi trở ngại của tập tục xã hội (chặt cây thần), cầu hôn nữ thần Mặt Trời. 

    b,

    – Cần gìn giữ các bản sắc dân tộc

    – Phát huy nó và truyền lại cho thế hệ sau

    – Tuyên truyền và hướng dẫn các du khách làm theo và bảo vệ các văn hóa dân tộc

    c, 

    Câu ca dao, tục ngữ, dân ca về An Giang

    1, Núi Sam nổi tiếng mắm kho
    Châu Đốc nổi tiếng cá kho băm xoài

    2, Châu Đốc nổi tiếng nhà bè
    Núi Sam nổi tiếng hội hè quanh năm

    3, Đất An Giang phù sa màu mỡ
    Người An Giang muôn thuở hiền lành

    4, Một vũng nước trong, một dòng nước đục
    Một trăm người tục, một chục người thanh
    Dạo chơi khắp xứ Châu Thành
    Tới đây phỉ dạ vì anh gặp nàng

    5, Người An Giang thật thà chất phác
    Cảnh An Giang man mác hữu tình

    6, Con cá lí ngư sầu tư biếng lội
    Em xa anh rồi anh trông đợi biếng ăn
    Mang bộ xương cách trí, anh leo lên tháp mười từng
    Trông vượt Bảy Núi, trông tuốt Nam Vang, trông 
    quàng Châu Đốc, trông dọc Long Xuyên, trông lên Cao Lãnh, trông thẳng cánh cò bay lên Sài Gòn
    Ối thôi thôi em ơi, con mắt anh mòn
    Em mải mê xứ lạ, anh đâu còn thấy em

    7, Long Điền, Chợ Thủ quê anh
       Trai chuyên đóng tủ, gái sành cửi canh
       Dệt hàng, chịu mặc chẳng lành
       Giường chõng nghề rành, anh ngủ sạp tre

    8, Anh đi lên Bảy Núi
        Anh chạy thẳng núi Tà Lơn
        Căn nợ keo sơn, thấu đến ông Trời
        Ngó lên trời thấy trời cao
        Ngó xuống đất thấy đất thấp
        Anh đến tam cấp
        Lập cửu trùng đài
        Thời hư trời khiến, anh lập hoài cũng phải nên.

    9, Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc
    Dốc nào cao bằng dốc Cần Thơ
    Anh thương em lững đững lờ đờ
    Giả như Tôn Các mà chờ Bạch Viên

    10, Vàm Nao chữ đặt Hồi Oa
         Chỗ nhằm mũi nước chảy qua quanh dòng
         Sông Sau sông Trước hai dòng
         Phân ra hai ngả ngoài trong vận đào
         Các ngả gần chảy nhập vào
         Tạc kêu là xứ Vàm Nao rõ ràng

    11, Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
       Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
     Anh thương em chẳng ngại sang giàu
      Mứt hồng đôi lượng, trà Tàu đôi cân.

    12, Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ,
    Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an

    Câu ca dao, tục ngữ, dân ca lưu hành ở địa phương

    13, Hà Nội ba mươi sáu phố phường
          Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
          Từ ngày ta phải lòng mình
          Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
          Làm quen chẳng được nên quen
          Làm bạn mất bạn ai đền công cho

    14, Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
          Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

    15, Ai đi trẩy hội chùa Hương
     Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
          Mớ rau sắng, quả mơ non
    Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
          Ngày xuân cái én xôn xao
     Con công cái bán ra vào chùa Hương.
         Chim đón lối, vượn đưa đường
    Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.

    16, Ai về Hậu Lộc Phú Điền
     Nhớ đây Bà Triệu trận điền xung phong.
          Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn
     Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.
         Có chàng Công Tráng họ Đinh
     Dựng luỹ Ba Đình chống đánh giặc Tây
         Vĩnh Long có cặp rồng vàng
     Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần.

    17, Làng Vòng bán lợn, bán gà
    Làng Thụy nấu rượu la đà cả đêm.

    18, Thăng Long Hà Nội đô thành

         Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ

         Cố đô rồi lại tân đô

         Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.

    19, Cổ Loa bóng cả cây cao
    Địa hình nhân kiệt tụ vào thành đô.

    20, Bóng trăng lóng lánh mặt hồ im,

        Thời khắc theo nhau lải rải chìm.

        Đứng dựa non sao bờ suối ngọc,

         Hồn say dịu dịu, mộng êm êm…

    Bình luận

Viết một bình luận