Câu 1 : Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào? Câu 2 : Em hiểu thế nào về lãnh địa phong kiến ? Nêu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh c

Câu 1 : Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào?
Câu 2 : Em hiểu thế nào về lãnh địa phong kiến ? Nêu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh chúa?
Câu 3: Kể tên các cuộc phát kiến địa lí ?
Câu 4 : So sánh xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây?

0 bình luận về “Câu 1 : Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào? Câu 2 : Em hiểu thế nào về lãnh địa phong kiến ? Nêu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh c”

  1. Câu 1:

    – Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.

    – Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.

    – Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.

    -> Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.

    Câu 2:

    *– Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các nhà quý tộc chiếm đoạt  được biến thành của riêng mình.

    *Đặc trưng và đặc điểm trong lãnh chúa:

    – Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh địa.

    – Đặc điểm trong lãnh địa :

    + Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (khép kín, tự cấp tự túc)

     + Cư dân: Lãnh chúa và nông nô (Nông nô phụ thuộc hoàn toàn lãnh chúa)

    Câu 3:

    *Các cuộc phát kiến địa lý:  – Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi. – Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ. – Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. – Năm 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất.

    Câu 4:

    *Xã hội phong kiến phương Đông: – Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm. – Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.

    *Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu): – Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông. – Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .

    Bình luận
  2. Câu 1: Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành như sau:- Người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất châu Âu- Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma cũ rồi chia phần nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc

     Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất, vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô XHPK ở Châu Âu hình thành.

    Câu 2:

     *Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.

    * Những đặc điểm chính của kinh tế lãnh địa

        – Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

        – Nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp, trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp.

    Câu 3:

    – Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi. – Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ. – Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. – Năm 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất. 

    Câu 4:

    – Phương đông:

    + Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn

    + Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao

    +Nền kinh tế dựa trên nông nghiệp là chính, kết hợp thủ công nghiệp

    + Xã hội phân chia thành 2 giai cấp chính: địa chủ và nông dân

    – Phương tây:

    + Ra đời muộn, kết thúc sớm

    + Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định

    + Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính

    + Gồm chủ nô và nô lệ 

    Bình luận

Viết một bình luận