Câu 1: Xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?
Câu 2: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?
Câu 3: Nhà Đinh đã làm những gì để xây dựng đất nước?
Câu 4: Nhà Lý được thành lập như thế nào?
Câu 5: Em hãy trình bày cuộc kháng chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta.
Câu 6: So sánh đường lối kháng chiến của nhà Trần trong 3 lần chống quân xâm lược Mông-Nguyên với đường lối kháng chiến của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống quân Tống.
Câu 8: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên.
Câu 9: Cách đánh giặc của nhà Trần tring cuộc kháng chiến lần thứ 3 có gì giống và khác đối với lần thứ 2? Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
(help me)
Câu 1 :
Xã hội phong kiến ở phương Đông được hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á) .
– Xã hội phong kiến ở phương Tây được hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X .
Câu 2 :
– Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
– Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
– Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế .
Câu 3 :
Những việc làm để xây dựng đất nước của nhà Đinh:
– Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) .
– Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
– Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.
– Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội.
Câu 4 :
– Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.
– Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
Câu 5 :
– Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.
– Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.
– Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.
– Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
– Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
– Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.
Câu 6 :
Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ:
– Nhà Trần:
+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
+ Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.
– Nhà Hồ: lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc.
Câu 7 :
– Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.
– Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), rồi lại lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nan Định) để bảo toàn lực lượng.
– Nhân dân Thăng Long một lần nữa thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).
– Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.
– Cùng lúc đó, Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.
– Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.
– Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.
Câu 8 :
* Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
* Khác nhau:
+ Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.
ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên là :
– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên.
– Bảo vệ được độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia của dân tộc
– Bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
– Xây đắp truyền thống quân sự, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
– Để lại bài học về tinh thần đoàn kết, lấy dân làm gốc.
– Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược nhiều nước khác như Nhật Bản và mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
tham khảo nhé
Câu 1 :
được hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á) .
– Xã hội phong kiến ở phương Tây được hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X .
Câu 2 :
– Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
– Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
– Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế .
Câu 3 :
Những việc làm để xây dựng đất nước của nhà Đinh:
– Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) .
– Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
– Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.
– Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội.
Câu 4 :
– Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.
– Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
Câu 5 :
– Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.
– Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.
– Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.
– Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
– Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
– Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.
Câu 6 :
Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ:
– Nhà Trần:
+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
+ Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.
– Nhà Hồ: lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc.
Câu 7 :
– Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.
– Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), rồi lại lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nan Định) để bảo toàn lực lượng.
– Nhân dân Thăng Long một lần nữa thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).
– Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.
– Cùng lúc đó, Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.
– Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.
– Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.
Câu 8 :
* Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
* Khác nhau:
+ Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.
ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên là :
– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên.
– Bảo vệ được độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia của dân tộc
– Bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
– Xây đắp truyền thống quân sự, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
– Để lại bài học về tinh thần đoàn kết, lấy dân làm gốc.
– Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược nhiều nước khác như Nhật Bản và mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.