Câu 1: a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào? b, Huyết áp là gì? Vì sao

Câu 1:
a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào?
b, Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?
c, Hia người có chỉ số huyết áp là 80/120, 150/180. Em hiểu điều đó như thế nào? Tại sao người mắc bệnh huyết áp không nên ăn mặn?
Câu 2: Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. Tính chu kỳ( nhịp tim ) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút ( Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30ml ôxi).
câu 3: a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?
b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?
Câu 4: Phản xạ là gì? Nêu sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật ( ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ lá cụp lại ).
câu 5: Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
Câu 6:
a, Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khỏe?
b, Em hãy giải thích tại sao có thể nói: ” giữ vệ sinh tai, mũi , họng là góp phần bảo vệ cầu thận khỏi bị hư hại về cấu trúc”
c, Giaỉ thích câu : “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.

0 bình luận về “Câu 1: a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào? b, Huyết áp là gì? Vì sao”

  1. a, Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào?

     =>* Tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người là:

    – Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải → động mạch phổi → phổi (trao đổi khí nhường $CO_{2 }$  nhận  biến máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi) → tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái

    – Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái → động mạch chủ → tế bào của các cơ quan (trao đổi khí nhường  cho tế bào, nhận  biến máu đỏ tươi thành máu đỏ thẫm) → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải

    b, Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?

    =>Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết

    =>Vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm

    c, Hia người có chỉ số huyết áp là 80/120, 150/180. Em hiểu điều đó như thế nào? Tại sao người mắc bệnh huyết áp không nên ăn mặn?

    =>– Người thứ nhất : Huyết áp tâm trương là 80 và Huyết áp tâm thu là 120 

    – Người thứ 2 : Huyết áp tâm trương là 150 và Huyết áp tâm thu là 180 

    – Muối có thành phần chính là natri với tính chất hút nước. Khi thẩm thấu vào thành của động mạch, natri sẽ làm cho động mạch bị thu hẹp, gây co mạch dẫn đến áp suất tăng, từ đó làm tăng huyết áp.

    Câu 2: Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. Tính chu kỳ( nhịp tim ) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút ( Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30ml ôxi).

    =>Đổi : 1phút = 60s

    => 6phút = 360s

    Số nhịp tim hoạt động trong 6 phút là :

    360 : 0,8 = 450 ( nhịp)

    Số oxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút là :

    450.30 = 13500 (môxi)

    câu 3: a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

    => Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non:Tiêu hoá lí học: Là quá trình nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột. Tiêu hoá hoá học: (Ở ruột non tiêu hoá hoá học là chủ yếu) gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng:Tinh bột Đường đôi Đường đơnPrôtêin Peptit AxitaminLipit Các giọt mỡ nhỏ Glixerin và AxitbéoAxitnucleic Nucleôtit.Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hoá vì:Tại đây xảy ra quá trình tiêu hoá hoàn toàn và tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá, tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng.

    b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?

    => Vì sao khi mắc bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hoá + dịch mật do gan tiết ra ngoài môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hóa hoạt động. góp phần tiêu hóa và hấp thụ mỡ -> khi bị bệnh gan sẽ làm ảnh hưởng khả năng tiết dịch mật, làm giảm khả năng tiêu hóa

    Câu 4: Phản xạ là gì? Nêu sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật ( ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ lá cụp lại ).

    =>– Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

    – Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật  là: cảm ứng ở thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh.

    – Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường ví dụ: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do thần kinh điều khiển.

    câu 5: Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?

    => Đồng hóa  – Tổng hợp các chất hữu cơ – Tích luỹ năng lượn.

          Dị hóa – Phân giải các chất hữu cơ – Giải phóng năng lượng. 

    – Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa: + Sản phẩm của đồng hóa là nguyên liệu của dị hóa và ngược lại + Do đó, năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. + Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt dộng đồng hoá. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào: – Lứa tuổi: Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá. – Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hoá mạnh hơn dị hoá.

    a, Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khỏe?

    =>– Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như sau:

    + Quá trình lọc máu bị trì trệ, làm cho các chất cặn bã và chất độc hại bị tích tụ trong máu.

    + Biểu hiện: Cơ thể bị phù, suy thận toàn bộ dẫn đến hôn mê và chết.

    – Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả thì:

    + Quá trình hấp thu lại các chất cần thiết và bài tiết các chất cặn bã độc hại bị giảm

    + Làm môi trường trong bị biến đổi

    + Sự trao đổi chất bị rối loạn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

    b, Em hãy giải thích tại sao có thể nói: ” giữ vệ sinh tai, mũi , họng là góp phần bảo vệ cầu thận khỏi bị hư hại về cấu trúc”

    => vì các bộ phận của cơ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, các vi khuẩn gây viêm các cơ quan tai, mũi họng rồi gián tiếp gây viêm cầu thận làm 1 số cầu thận bị hư hại về cấu trúc vì vậy giữ vệ sinh tai mũi họng là góp phần bảo vệ cầu thận khỏi bị hư hại về cấu trúc

    c, Giaỉ thích câu : “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.

    =>Ăn phải nhai để thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn ngấm dịch tiêu hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng đạt hiệu quả cao

    noi phải nghĩ là một phản xạ để lời nói đúng giá trị từng hoàn cảnh thì phải cân nhắc tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản xạ để lời nói có dộ chính xác cao

    CHOA MÌNH XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA!!

    MÌNH LÀM HẾT SỨC CÓ THỂ!!

    CHÚC BẠN HỌC TỐT!!

    @TUẤN@

     

    Bình luận

Viết một bình luận