Câu 1:
a. Trình bày các vai trò của bò sát đối với đời sống con người ?
b. Hãy phân biệt hình thức thai sinh ( đẻ con ) với hình thức noãn thai sinh.
c. Trình bày các vai trò của thú đối với đời sống con người ?
Câu 2: Hãy nêu cấu tạo ngoài của Ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
Đáp án:Chúc bạn học tốt!????
Vote mình 5 sao nhá????
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
a)+ Vai trò:
Có lợi:
– Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,…
– Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba…
– Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc…
– Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.
b)-Noãn thai sinh là một phương thức sinh sản ở động vật trong đó phôi phát triển bên trong trứng được giữ lại trong cơ thể của mẹ cho đến khi chúng đã sẵn sàng nở ra, chúng đẻ con nhưng không phải do mang thai mà do trứng sau khi thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng đến khi nở thành con, phôi phát triển thành con nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể mẹ.
– Thai sinh là hiện tượng động vật mang thai (phôi thai phát triển trong tử cung của cơ thể mẹ, nhận chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai) và đẻ con. Gặp ở thú bậc cao.
c)Vai trò của thú trong đời sống con người:
– Cung cấp nguồn dược liệu quý ( xương hổ, sừng hươu,…..)
– Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo,…..)
– Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ,…..)
– Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ,….)
– Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn,….)
– Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
Câu 2:-Cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
+Da trần, phủ chất nhầy, ẩm, dễ thấm khí.
+Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+Mắt và lỗ mũi ở cao trên đầu, mũi thông khoang miệng.
+Chi 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
+Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
+Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1a
+Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt động vật có hại: sâu bọ, chuột đồng,…
+Có giá trị thực phẩm cao : thịt rắn, rùa, ba ba…
+Làm thuốc: rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc…
+Làm sản phẩm mĩ nghệ : vảy đồi mồi, da cá sấu.
b
ĐẺ TRỨNG THAI (NOÃN THAI SINH): thực chất là đẻ trứng nhưng trứng được giữ lại trong cơ thể mẹ đến khi nở ra con mới sinh ra ngoài, vì vậy trứng được bảo vệ tốt hơn. Phôi thai vẫn phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng.
– ĐẺ CON (THAI SINH): Phôi thai phát triển tốt hơn nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thai cũng được bảo vệ tốt hơn trong suốt thời gian phát triển. (Ở những loài đẻ con, số lượng con thường ít).
c
Nước ta có số loài thú phong phú.
– Làm vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt, chuột lang, khỉ,…
– Là nguồn thực phầm: trâu, bò, lợn,…
– Một số loài có vai trò sức kéo quan trọng cho nông nghiệp và lâm nghiệp: chuồn, cầy, mèo rừng.
– Thú bị săn bắt và buôn bán nên số lượng thú trong tự nhiên bị giảm sút nghiêm trọng. Cần đầy mạnh việc bảo vệ động vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.
2
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
– Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
xin ctlhn