Câu 1. a: Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống? b: Hãy giải thích tại sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74k

Câu 1. a: Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống?
b: Hãy giải thích tại sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74km/h, trong khi đó cáo xám: 64km/h; chó săn: 6km/h; chó sói: 69km/h thế mà trong nhiều trường hợp thỏ vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên
Câu 2. a: Trình bày sự tiến hóa về sự sinh sản của động vật có xương? Nêu ví dụ về động vật cụ thể của sự tiến hóa đó
b: Em hãy cho biết châu chấu có quan hệ họ hàng gần với nhện hơn hay gần với thằn lằn hơn? Vì sao?

0 bình luận về “Câu 1. a: Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống? b: Hãy giải thích tại sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74k”

  1. Giải thích các bước giải:

    Câu 1:

    a, Cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống: 

    – Bộ lông được phủ bằng lông mao dày xốp → lông mao che chở và giữ nhiệt cho cơ thể

    – Chi trước ngắn có vuốt sắt → dùng để đào hang

    – Chi sau dài , khỏe → bật nhảy xa giúp thỏ chạy

    – Mũi thính và lông xúc giác nhạy bén → giúp thỏ thăm dò thức ăn và môi trường

    – Tai rất thính, vành dài lớn cử động được →định hướng âm thanh phát hiện sớm mọi kẻ thù

    – Mắt có mi cử động có lông mi → bảo vệ mắt

    b, Vì thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nhưng nó lại không dai sứ nên càng về sau tốc đọ của nó càng giảm nên bị loài thú ăn thị bắt 

    Câu 2:

    a, Sự tiến hóa về sự sinh sản của động vật có xương 

    – Từ thụ tinh ngoài ( cá) → thụ tinh trong. ( thú)

    – Đẻ nhiều trứng (cá) → đẻ ít trứng ( chim)  → đẻ con ( thú)

    – Phôi phát triển có biến thái ( lưỡng cư) → phát triển trực tiếp không có nhau thai ( chim) → phát triển trực tiếp có nhau thai ( thú)

    – Con non không được nuôi dưỡng  (cá) → nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ( thú) → được học tập thích nghi với cuộc sống (thú)

    b, Châu chấu có quan hệ họ hàng hần với nhện hơn là thằn lằn vì châu chấu thuộc lớp sâu bọ, còn nhện thuộc lớp Hình nhện. Hai lớp này thuộc ngành Chân khớp

    Còn thằn lằn thuộc lớp giáp xác ngành động vật có xương sống

    Bình luận
  2. C1:

    a,

    – Bộ lông mao dày, xốp => giữ nhiệt, bảo vệ khi thỏ ẩn trong bụi rậm.

    – Chi trước ngắn => đào hang

    – Chi sau dài khỏe => chạy nhanh

    – Mũi thỏ tinh, có lông xúc giác => thăm dò thức ăn và môi trường

    – Tai có vành tai lớn, cử động => định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù

    – Mắt thỏ không tinh lắm, có mi mắt, có lông mi => giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt (đặc biệt khi thỏ lẩn trốn kẻ thù)

    b, Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt , nhưng thỏ không dai sức bằng chúng, nên càng về sau vận tốc di chuyển của thỏ càng giảm, lúc đó nó không thể thoát khỏi thú ăn thịt

     C2:

    a, Có nhau thai, nuôi con bằng sữa mẹ, thai nhi sinh ra phát triển, xuất hiện nhau thai gắn liền với tử cung. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đên phôi. Con nhỏ được bú sữa mẹ.

    VD: thỏ: phôi phát triển trực tiếp( có nhau thai) ; nuôi con = sữa mẹ

    b, Châu chấu có quan hệ họ hàng gần với nhện hơn. Vì chúng đều thuộc ngành chân khớp

    Bình luận

Viết một bình luận