Câu 1: a) Vì sao tai của ta nghe được các loại âm thanh khác nhau? b) Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm giúp người ta nghe được. c) Để t

Câu 1:
a) Vì sao tai của ta nghe được các loại âm thanh khác nhau?
b) Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm giúp người ta nghe được.
c) Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?
Câu 2:
a) Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện.
b) Em hãy hình thành thói quen ở nhà vào mỗi buổi sáng trước khi đi học và thói quen học tập tích cực trong lớp như thế nào?

0 bình luận về “Câu 1: a) Vì sao tai của ta nghe được các loại âm thanh khác nhau? b) Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm giúp người ta nghe được. c) Để t”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1 Cái tai mà ta thường nói đến chỉ là bộ phận đầu tiên của cơ quan thính giác thò ra ngoài đầu tạo thành vành tai. Trong y học gọi nó là tai ngoài. Vành tai chỉ tạo điều kiện hướng sóng âm vào lỗ tai, chứ không nghe được. Những bộ phận quan trọng nhất, phức tạp nhất của tai để nhận biết âm thanh, đều nằm sâu trong đầu, bên ngoài chẳng nhìn thấy gì cả.

    Chúng gồm ba bộ phận hợp thành: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có tác dụng hướng và thu lấy sóng âm thanh. Cái vành tai có hình của cái loa nhiều nếp gấp trơn. Cái hình dáng đó rất lợi cho việc tập hợp sóng âm vào trong tai. Vành tai của đa số các động vật khác có thể chuyển động được (vẫy tai được) chúng có thể chuyên hướng về phía có tiếng động, phát hiện những âm thanh của kẻ thù, giúp cho cái đầu khỏi thêm việc quay đi quay lại, yên trí tìm mồi, bởi thế các cơ vành tai khá phát triển.

    2

    – Phản xạ không điều kiện là phản sinh ra đã có, không cần phải học tập

    VD: Trời nóng, da đổ mồ hôi; chạm vào vật nóng, tay rụt lại…

    – Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện

    VD: Khi có người gọi tên, ta ngoảnh lại; nghĩ tới đồ ăn chua, ta tiết nước bọt… 

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Câu 1: a]:

    Cơ chế nghe của người bình thường diễn ra theo các bước:

    • Vành tai thu nhận âm thanh, hướng âm thanh vào ống tai và đập vào màng nhĩ.

    • Màng nhĩ bị tác động rung lên, làm chuyển động các xương thính giác ở tai giữa..

    • Chuỗi xương này dao động và tác động lên ốc tai ở tai trong.

    • Chất dịch trong ốc tai chuyển động, kích thích các tế bào lông cũng chuyển động và tạo ra các xung điện, truyền tới dây thần kinh thính giác và đưa lên não.

    b]:

    • Sóng âm được vành tai hứng lấy

    => truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ

    => truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng cửa bầu làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng

    => cơ quan Coocti làm xuất hiện xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương

    c]:

    Tiếng ồn lớn làm sẽ làm tổn thương các tế bào lông tinh vi ở tai trong, gây ra điếc thần kinh giác quan và thường bị ù tai. Do vậy bạn cần bảo vệ đôi tai để tránh bị suy giảm thính lực hoặc ngăn việc mất thính lực trở nên tồi tệ hơn.

    Một số phương thức để bảo vệ khả năng nghe của tai:

    • Hạn chế thời gian tiếp xúc với những hoạt động có tiếng ồn lớn.

    • Mang đồ bảo vệ tai như nút hoặc chụp tai làm từ silicon hoặc miếng xốp để chặn tiếng ồn

    • Chú ý nghe nhạc ở mức âm thanh vừa phải. Thực hành nguyên tắc 60/60 khi sử dụng tai nghe: 60% âm lượng với thời gian 60 phút/1 ngày là thời lượng nghe an toàn.

    • Khi mua sắm, hãy lựa chọn các sản phẩm ít ồn hơn (cường độ tiếng ồn thấp)

    • Tránh các loại thuốc có thể gây ngộ độc tai. Để chắc chắn, hãy hỏi các bác sĩ của bạn về những tác hại có thể có đối với sức nghe của bạn.

     Câu 2: a] Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể.

    b]:   

    1. Học bài, soạn bài đầy đủ
    2. Xả rác đúng nơi quy định
    3. Nói năng lễ phép
    4. Ăn sáng đều đặn
    5. Uống nhiều nước mỗi ngày
    6. Ngâm chân trước khi ngủ
    7. Tập thể dục đều đặn
    8. Đọc sách
    9. Không sử dụng thực phẩm có cồn
    10. Lập thời gian biểu cho các hoạt động

    Cho mình xin hay nhất nha bạn!!!

    Bình luận

Viết một bình luận