Câu 1. Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong
chiến thuật''
A. “trực thăng vận” và “thiết xa vận”
B. dồn dân lập “ấp chiến lược”
C. “tìm diệt” và “chiếm đóng”
D. “tìm diệt” và “bình định” vào “vùng đất thánh Việt cộng”
Câu 2. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng nào?
A. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
B. Quân viễn chinh, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất.
Câu 3. Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đế quốc Mĩ đã mở rộng phạm vi chiến tranh như thế
nào?
A. Ra toàn miền Nam.
B. Ra cả miền Bắc.
C. Ra toàn Đông Dương.
D. Ra toàn miền Nam và Đông Dương.
Thông hiểu
Câu 4. Đến năm 1965 Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” vì:
A. chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản hoàn toàn.
B. Mĩ muốn mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam.
C. Mĩ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
D. Mĩ lo ngại sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 5. Chiến thắng quân sự của ta đã làm phá sản mục tiêu “tìm diệt” và “bình định“ của Mĩ là:
A. Ba Gia
B. Đồng Xoài
C. Ấp Bắc
D. mùa khô 1966 – 1967
Câu 6. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa’’ trở
lại chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Vận dụng
Câu 7. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ khác với “Chiến tranh đặc biệt” ở chỗ:
A. sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ.
B. tổ chức nhiều cuộc tấn công vào quân giải phóng.
C. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ trực tiếp tham chiến.
D. Mỹ giữ vai trò cố vấn.
Câu 8. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ đã diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt
hơn so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” do:
A. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện
chiến tranh của Mĩ.
B. được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài
Gòn), số quân đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.
C. được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp của hỏa lực không quân và hậu cần
Mĩ.
D. thực hiện nhiệm vụ của một cuộc chiến tranh tổng lực.
Câu 9. Xuân Mậu Thân 1968, ta chủ trương mở cuộc “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” trên toàn miền
Nam vì
A. tình hình kinh tế, tài chính của Mĩ đang khủng hoảng nghiêm trọng.
B. tinh thần, ý chí xâm lược của Mĩ giảm sút.
C. sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.
D. so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống (1968).
Vận dụng cao
Câu 10. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc
đấu tranh của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì:
A. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. buộc Mĩ phải đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
D. giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền Sài Gòn, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế.
AI GIÚP MÌNH VỚI M ÌNH CẢM ƠN VÀ HẬU TẠ
1.D
2.C
3.D
4.A
5.D
6.A
7.D
8.B
9.D
10.C
Cho tớ câu trả lời hay nhất nhé và chúc bạn học tốt ~
1.D “tìm diệt” và “bình định” vào “vùng đất thánh Việt cộng”.
2.B Quân viễn chinh, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
3.B Ra cả miền Bắc.
4.A Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản hoàn toàn.
5.D Mùa khô 1966 – 1967.
6.B Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
7.C Quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ trực tiếp tham chiến.
8.B Được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), số quân đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.
9.D So sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống (1968).
10.C Buộc Mĩ phải đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.