Câu 1: An toàn thực phẩm là gì? Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
Câu 2: Thế nào là bữa ăn hợp lí? Để tổ chức được bữa ăn hợp lí cần dựa vào những nguyên tắc nào?
Câu 3: Thực đơn là gì? Em hãy lập thực đơn cho gia đình dùng trong 1 ngày?
Câu 4: Tại sao cần phân nhóm thức ăn? Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó?
Câu 5: Bạn Nam và bạn Thư cùng nhau đi du lịch, buổi trưa 2 bạn cùng nhau ăn trưa bạn Nam mua xôi được bày bán trên đường không được che đậy. Bạn Thư ăn gà và tương ớt bị nhuộm màu hóa chất. Cả 2 bạn đều bị đau bụng, nôn ói. Em hãy cho biết bạn nào bị nhiễm trùng thực phẩm và bạn nào bị nhiễm độc thực phẩm? Tình trạng bị nhiễm trùng thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm sẽ dẫn đến hậu quả gỉ?
Câu 1:
+Vệ sinh an toàn thực phẩm là phương thức xử lý hay cách sử dụng biện pháp phòng ngừa các tác nhân gây hại trực tiếp và gián tiếp, làm mất vệ sinh hoặc hiện hữu mầm mống gây bệnh từ các khâu như thu mua, cách chế biến, phục vụ thức ăn, bảo quản thức ăn…
+ 3 biện pháp phòng tránh nhiễm trùng:
• Rửa tay sạch trước khi ăn
• Vệ sinh nhà bếp
• Rửa kỹ thực phẩm
– 3 biện pháp tránh ngộ độc thực phẩm:
• Không dùng các thực phẩm có chất độc : cá nóc, khoại tây mọc mầm, nấm lạ …
• Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học
• Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng
Câu 2:
– Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng.
– Nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình:
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
2. Điều kiện tài chính
3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng
4. Thay đổi món ăn
Câu 3:
1 Thực đơn hay thực đơn bữa ăn hay còn gọi thông dụng là Menu là bảng ghi lại tất cả những món ăn, thức dự định sẽ phục vụ trong một bữa ăn hay bữa tiệc, cỗ, …
2 nguyên tắc
số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn
đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn
3 Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra
Các nguồn thu nhập của gia đình em: tiền lương, tiền bán hàng, tiền lãi tiết kiệm, tiền học bổng,…
Câu 4:
việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn đầy đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món cho đỡ nhàm chán
-người ta chia thức ăn làm 4 nhóm:
+nhóm giàu chất béo
+nhóm giàu vitamin,chất khoáng
+nhóm giàu chất đạm
+nhóm giàu chất đường bột
Câu 5:
bn Thư bị nhiễm độc thực phẩm(vì ăn gà với tương ớt màu hóa chất)
và bn Nam bị nhiễm trùng thực phẩm(vì mua đồ bày bán trên đường,ko đc bảo quản tốt)
tình trạng nhiễm độc thực phẩm và nhiễm trùng thực phẩm gây ra hậu quả là tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi,…trường ợp nặng có thể dẫn đến tử vong
Của bẹn ây:U
Câu 1:
– Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.
Một số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm:
+ Vệ sinh nhà bếp.
+ Rửa tay sạch trước khi ăn.
+ Rửa kỹ thực phẩm.
+ Nấu chín thực phẩm.
+ Đậy thức ăn cẩn thận.
+ Bảo quản thực phẩm chu đáo.
Một số biện pháp phòng tránh nhiễm đọc thực phẩm:
+ Sử dụng nước sạch trong ăn uống
+ Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
+ Chọn thực phẩm tươi và nấu kỹ
+ Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng
+ Bảo quản thức ăn chín và đun kỹ lại trước khi ăn
Câu 2:
– Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng người. Do vậy, nhu cầu thực tế phải tăng lên, theo Viện Dinh dưỡng là 1,2g/kg thể trọng/ngày. Trong đó, protein có nguồn gốc động vật nên chiếm từ 35-50%.
– Khi tổ chức bữa ăn, có một số nguyên tắc căn bản cần nhớ như sau:
+ Nhu cầu các thành viên trong gia đình.
+ Điều kiện tài chính.
+ Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.
+ Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày.
+ Chế độ ăn uống cho từng đối tượng.
Câu 3:
Thực đơn hay thực đơn bữa ăn hay còn gọi thông dụng là Menu là bảng ghi lại tất cả những món ăn, thức dự định sẽ phục vụ trong một bữa ăn hay bữa tiệc, cỗ, liên hoan…
Thực đơn cho gia đình dùng trong 1 ngày:
* Bữa sáng:
– Trứng ốp la
– Xúc xích chiên
– Bánh mì nướng
– 1 cốc sữa tươi
* Bữa trưa:
– Cơm
– Thịt kho tàu
– Dưa chua
– Canh bí đao nấu tôm khô
* Bữa tối:
– Cơm
– Sườn cốt lết ram
– Canh xà lách xoong nấu nấm (cải xoong)
– Măng xào
– Dưa leo
Câu 4:
– Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết… mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
– Thức ăn được phân làm 4 nhóm đó là :
+ Nhóm giàu chất béo.
+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.
+ Nhóm giàu chất đường bột.
+ Nhóm giàu chất đạm.
Câu 5:
– Bạn Thư bị nhiễm độc thực phẩm(vì ăn gà với tương ớt màu hóa chất)
– Bạn Nam bị nhiễm trùng thực phẩm(vì mua đồ bày bán trên đường, không được bảo quản tốt)
⇔ Tình trạng nhiễm độc thực phẩm và nhiễm trùng thực phẩm gây ra hậu quả là: Tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi,…trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong
Xin hay nhất!!!