Câu 1. Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống ? Câu 2. Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu em đã

By Savannah

Câu 1. Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống ?
Câu 2. Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào ?
Câu 3. Da có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào trên cơ thể con người là thuộc sản phẩm của da?

0 bình luận về “Câu 1. Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống ? Câu 2. Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu em đã”

  1.  Câu 1: Vai trò bài tiết 

    + Bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể

    + giữ cân bằng nội môi 

    + Đảm bảo cớ thể hoạt động trao đổi chất bình thường

    Câu 2 :

    * Thói quen tốt : 

    + Ăn uống khoa học : không ăn quá mặn , không ăn quá ngọt , các chất cân đôi dinh dưỡng

    + Thể dục đi bộ thường xuyên 

    + Không nhịn tiểu 

    + Vệ sinh cơ quan bài tiết sạch sẽ 

    * thói quen không tốt : 

    + Sử dụng chất kích thích như cafein 

    + Không uống đủ nước 

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    câu 1:Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, …) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

    câu 2:

    Thói quen: tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.

    Em đã có thói quen: Tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn quá chua.

    Em Chưa có thói quen: Uống nhiều nước

    câu 3

    Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

    + Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra.

    + Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới. trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.

    Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông mạch máu.

    + Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

    Lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ lông mày.

     

    Trả lời

Viết một bình luận