Câu 1: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại? A. Biện pháp canh tác B. Biệ

By Melody

Câu 1: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?
A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công
C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học
Câu 2: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công
C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học
Câu 3: Chọn câu sai khi nói về biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
C. Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây trồng
D. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả.
Câu 4: Nội dung của biện pháp canh tác là?
A. Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh B. Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại
C. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng D. Dùng sinh vật để diệt sâu hại
Câu 5: Có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 6: Mục đích của làm đất là gì?
A. Làm cho đất tơi xốp B. Diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh.
C. Tăng chất dinh dưỡng của đất. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 7: Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ:
A. 20 – 30 cm. B. 30 – 40 cm.
C. 10 – 20 cm. D. 40 – 50 cm.
Câu 8: Các công việc làm đất gồm mấy bước?
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 9: Cầy, bừa đất bằng máy thay vì trâu, bò có ưu điểm:
A. Cần có dụng cụ máy móc phức tạp. B. Làm nhanh, ít tốn công.
C. Giá thành cao. D. Dụng cụ đơn giản.
Câu 10. Loại đất nào dưới đây không cần yêu cần cày sâu?
A. Đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. B. Đất cát
C. Đất sét. D. Đất thịt.
Câu 11: Quy trình lên luống đước tiến hành qua mấy bước?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 12: Có mấy phương pháp thu hoạch nông sản?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 13: Các loại nông sản như su hào, khoai mì, củ lạc, đậu phộng…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Nhổ. B. Hái. C. Đào. D. Cắt.
Câu 14: Có mấy phương pháp để bảo quản nông sản?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 15: Các loại nông sản như sắn, khoai hay hạt ngô, đỗ hay được chế biến bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Sấy khô B. Chế biến thành tinh bột hay bột mịn
C. Muối chua D. Đóng hộp
Câu 16: Để bảo quản tốt, các hạt thóc nên được sấy khô để giảm lượng nước còn bao nhiêu %?
A. 8% B. 9% C. 12% D. 5%
Câu 17: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?
A. Đạm, kali, vôi
B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác
C. Phân xanh, phân kali
D. Phân chuồng, kali
Câu 18: Các loại phân sau đây là phân hóa học?
A. Phân bắc
B. Phân vi lượng
C. Phân chuồng
D. Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm
Câu 19: Đạm Urê bảo quản bằng cách:
A. Phơi ngoài nắng thường xuyên
B. Để nơi khô ráo
C. Đậy kín, để đâu cũng được
D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát
Câu 20: Bón thúc là cách bón:
A. Bón 1 lần
B. Bón nhiều lần
C. Bón trước khi gieo trồng
D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây
Câu 21: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào?
A. Bón theo hốc
B. Bón theo hàng
C. Bón vãi
D. Phun lên lá
Câu 22: Nơi bảo quản hạt giống cần phải có điều kiện:
A. Nhiệt độ thấp.
B. Độ ẩm cao.
C. Phải thông thoáng.
D. Các con vật dễ xâm nhập.
Câu 23: Để đảm bảo được số lượng và chất lượng nông sản, cần phải tiến hành thu hoạch như thế nào?
A. Thu hoạch lúc đúng độ chín.
B. Nhanh gọn.
C. Cẩn thận.
D. Tất cả các ý trên
Câu 24: Các loại nông sản như lúa, hoa, bắp cải…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái.
B. Nhổ.
C. Đào.
D. Cắt.




Viết một bình luận