Câu 1. Các chất rượu, dầu, nước đều dãn nở vì nhiệt. Sự sắp xếp các chất nở vì nhiệt theo thứ tự giảm dần cách nào đúng? A. nước, rượu, dầu. B. nước,

By Madeline

Câu 1. Các chất rượu, dầu, nước đều dãn nở vì nhiệt. Sự sắp xếp các chất nở vì
nhiệt theo thứ tự giảm dần cách nào đúng?
A. nước, rượu, dầu.
B. nước, dầu, rượu.
C. rượu, dầu, nước.
D. dầu, nước, rượu.
Câu 2. So sánh về độ nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng ta có:
A. chất lỏng nở ít hơn chất rắn.
B. chất lỏng nở nhiều hơn chất rắn.
C. chất lỏng là chất nở nhiều nhất.
D. chất rắn là chất nở vì nhiệt nhiều nhất.
Câu 3. Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất?
A. Thể rắn. B. Thể lỏng.
C.Thể hơi. D. Khối lượng riêng ở cả 3 thể giống nhau.
Câu 4. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì:
A. thể tích của chất lỏng giảm.
B. trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. cả khối lượng và trọng lượng điều tăng.
D. khối lượng của chất lỏng không đổi.
Câu 5. Chọn câu phát biểu sai
A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
D. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 6. Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
A. Đẩy xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào nhà.
B. Dịch chuyển một tảng đá lớn sang bên cạnh.
C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
Câu 7. Khi nhiệt độ tăng thêm 1 o C thì độ dài một dây đồng dài 1m tăng thêm
0,017mm. Biết độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng
nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 20 o C, sẽ có
chiều dài bằng bao nhiêu ở 40 o C.
A. 50,017m. B. 50m. D. 100m. D. 50cm.
Câu 8. Tại sao khi đun nước uống bằng ấm ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
A. Vì ấm có thể bị cháy.
B. Vì nước không sôi kĩ được.
C. Vì nước có thể tràn ra ngoài ngay lập tức.
D. Vì trong khi đun nước nóng lên có thể tràn ra ngoài.
2
Câu 9. Khi tăng nhiệt độ cho một thanh kim loại bằng đồng từ 25 o C lên đến
85 o C thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Khối lượng của thanh đồng.
B. Thể tích của thanh đồng.
C. Trọng lượng của thanh đồng.
D. Chất làm thanh đồng.
Câu 10. Chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây không thay
đổi?
A. Khối lượng.
B. Khối lượng riêng.
C. Nhiệt độ.
D. thể tích.
Câu 11. Một bình cầu bằng thủy tinh được nút bằng một nút cao su có gắn
một ống thủy tinh với giọt nước màu. Khi ta đặt một bình cầu bình cầu vào
trong chậu nước lạnh, thấy giọt nước màu trong ống thủy tinh chuyển động
xuống phía dưới chứng tỏ:
A. thể tích không khí trong bình giảm.
B. không khí trong bình tăng.
C. thể tích không khí trong bình tăng.
D. không khí trong bình giảm.
Câu 12. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây,
cách sắp xếp nào là đúng nhất ?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 13. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng:
A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
B. Chất rắn nở ra khi lạnh đi.
C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.
D. Chất rắn co lại khi nóng lên.
Câu 14. Ở hai đầu gối đỡ một số cầu thép, người ta làm một gối đỡ đặt cố
định còn một gối đỡ phải đặt trên các con lăn vì:
A. cho cầu khi có sự co dãn vì nhiệt không bị ngăn cản.
B. Dễ quay cầu.
C. cho đẹp.
D. Không để làm gì.
Câu 15. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra nên phông lên.
B. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra đẩy vị trí bị móp phồng lên.
C. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn làm quả bóng bàn phồng
lên.
D. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên.




Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm