Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Câu 2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây? Câu 3. Những thành tự

Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Câu 2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây?
Câu 3. Những thành tựu về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương đông?
Câu 4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
Câu 5. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
Câu 6. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
Câu 7. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
Câu 8. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? Nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?
Câu 9. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 10. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang?
Câu 11. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
Câu 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?

0 bình luận về “Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Câu 2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây? Câu 3. Những thành tự”

  1. Câu 1: 

    các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN, trên lưu vực các con sông lớn như: sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, Hoàng Hà, Trường Giang

    Câu 2: 

    – Điều kiện tự nhiên: Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân ở Hi Lạp và Rô-ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu,…

    – Điều kiện kinh tế: Các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu … phát triển; Thương nghiệp, nhất là ngoại thương, rất phát triển. Người Hi Lạo và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật

    – Thời gian hình thành: thiên niên kỉ I TCN

    – Các quốc gia: Hi Lạp và Rô-ma

    Câu 3: Những thành tựu về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương đông

    – Lịch và thiên văn học: Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có tác dụng ngay đôi với việc gieo trồng

    – Chữ viết: Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh; Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại

    – Toán học: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học,… phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ,…

    – Kiến trúc: Hàng loạt công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lí trường thành,… Các công trình này thường đồ sộ, thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế

    Câu 4:

    Thiên văn học: sáng tạo ra lịch, tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng

    – Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ

    – Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, triết học, lịch sử, địa lí,… gồm những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, …

    – Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, …

    – Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,…

    Câu 5:

    – Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 – 30 vạn năm

    – Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)…, người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng… 

    Câu 6: 

     Nghề nông trồng lúa đã ra đời trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối…

    Câu 7: 

    – Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón…

    – Số người làm nông nghiệp tăng lên, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống

    => Sự phân công lao động trở thành cần thiết. Vị trí của người đàn ông trở lên quan trọng

         ~ Mình làm đến đây thôi ạ~

                               ____Học Tốt____

    Bình luận
  2. Câu 1. Điều kiện tự nhiên:Đất ven sông vừa màu mỡ, vừa dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Nhờ thế, con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Lúa gạo ngày càng nhiều.

    => Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.

    Câu 2

    * Điều kiện tự nhiên:

    – Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Cư dân ở Hi Lạp và Rô-ma phải trồng thêm các loại cây lưu niên như nho, ô liu. 

    * Điều kiện kinh tế:

    – Các nghề thủ công như luyện kim, làm đồ mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu … phát triển. 

    – Thương nghiệp, nhất là ngoại thương, rất phát triển. Người Hi Lạo và Rô-ma mang các sản phẩm thủ công và rượu nho, dầu ô liu sang tận Lưỡng Hà, Ai Cập bán rồi mua về lúa mì và súc vật.

    * Thời gian hình thành: thiên niên kỉ I TCN

    * Các quốc gia: Hi Lạp và Rô-ma.

    Câu 3.

    Bình luận

Viết một bình luận