Câu 1: Cách mở đầu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có gì đặc biệt?
Câu 2: Em có cảm nhận gì về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối của bài thơ “Bạn đến chơi nhà?
Câu 1: Cách mở đầu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có gì đặc biệt?
Câu 2: Em có cảm nhận gì về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối của bài thơ “Bạn đến chơi nhà?
Câu 1, Cách mở đầu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có gì đặc biệt?
Câu mở đầu như một tiếng reo vui:
“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”
Cụm từ:” bấy lâu nay ” chứng tỏ người bạn cả nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng…mở tiệc đãi bạn để thỏa lòng mong nhớ, thỏa tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.
Câu 2, Em có cảm nhận gì về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”?
Đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”
Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất rều ki còn ý nghĩa gì nữa. ” Bác đến chơi đây, ta với ta” là đủ, là điều mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Hai chữ ta là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nous về hai người bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thê, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tưởng không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đâyđây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xòa bật lên, thật vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dùng từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa
Bài làm
Câu 1 : ” Đã bấy lâu nay, bác tới nhà “
Cách mở đầu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên như một lời mời chào thể hiện niềm vui sướng, hồ hởi khi người bạn lâu ngày không gặp đến chơi nhà. Tuy rất tự nhiên nhưng lời chào hỏi này vẫn chứa đựng sự tôn trọng của tác giả đối với người bạn qua cách gọi ” bác “
Câu 2 : ” Bác tới chơi đây, ta với ta ”
Câu thơ kết thúc một cách thật hóm hỉnh nhưng đã để lại trong ta ấn tượng sâu đậm về một tình bạn thắm thiết. ” Bác tới chơi đây ” tác giả như nhắc lại niềm vui của mình khi bạn đến nhưng với giọng điệu ái ngại. ” Bác ” đến chơi là một chuyện vui, đáng ăn mừng, đáng lẽ tôi sẽ lấy những món ăn ngon nhất để tiếp đón nhưng vì sự ngăn cách của không gian và thời gian nên tôi không thể tiếp đãi bác được. Đến miếng trầu là đầu câu chuyện tôi cũng không có nên chỉ có bác với tôi ngồi đây trò chuyện tâm tình. Đại từ ” ta ” đã làm thăng hoa tình bạn của tác gả, một tình bạn chân thành vượt qua mọi thứ vật chất. Câu thơ cuối như một lời cười xòa của tác giả trước bao thứ thiết thốn, nhưng từ đó nhấn mạnh tình bạn : vật chất thiếu nhưng tình cảm không thiếu. Tình bạn của tác giả thật đáng khâm phục.