Câu 1. Cấu trúc của sợi cơ bản gồm … A. Các nucleoxom nối với nhau bằng các đoạn ADN nối. B. 8 phân tử prôtêin histon và các đoạn ADN nối. C. Các nucl

Câu 1. Cấu trúc của sợi cơ bản gồm …
A. Các nucleoxom nối với nhau bằng các đoạn ADN nối.
B. 8 phân tử prôtêin histon và các đoạn ADN nối.
C. Các nucleoxom nối với nhau bằng các đoạn ADN nối và prôtêin histon.
D. 8 phân tử prôtêin histon được quấn quanh bởi 1 ¾ vòng xoắn ADN và một đoạn ADN nối.
Câu 2. Phân tử ADN trần, dạng vòng là vật chất di truyền của …
A. Tế bào lông hút. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào lá. D. Tế bào vi khuẩn E.coli.
Câu 3. Loại prôtêin nào sau đây liên kết với ADN để tạo thành NST ở sinh vật nhân thực?
A. Glôbulin. B. Albumin. C. Hemoglobin. D. Histon
Câu 4. Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST, khối prôtêin tạo nên một nuclêôxôm gồm mấy phân tử histon?
A. Có 7 phân tử histon. B. Có 8 phân tử histon. C. Có 5 phân tử histon. D. Có 6 phân tử histon
Câu 5. Về mặt tiến hóa, nội dung nào là đúng?
A. Số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh trình độ tiến hóa của loài.
B. Loài có số lượng NST càng ít thì loài đó càng tiến hóa.
C. Loài có số lượng NST càng nhiều thì loài đó càng tiến hóa.
D. Số lượng NST phản ánh trình độ tiến hóa của loài.
Câu 6. Sự đóng xoắn bậc 1 của NST tạo ra
A. Sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30nm. B. Vùng xếp cuộn có đường kính khoảng 300 nm.
C. Crômatit có đường kính khoảng 700nm. D. Sợi cơ bản có đường kính khoảng 11nm.
Câu 7. Sự đóng xoắn bậc 3 của NST tạo ra
A. Vùng xếp cuộn có đường kính khoảng 300 nm. B. Sợi cơ bản có đường kính khoảng 11nm.
C. Sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30nm. D. Crômatit có đường kính khoảng 700nm
Câu 8. Sự nhân đôi NST của tế bào nhân thực diễn ra ở pha hay kì nào?
A. Kì giữa. B. Kì đầu. C. Pha G1. D. Pha S.
Câu 9. Thời điểm nào trong chu kì tế bào thường là ngắn nhất?
A. Pha G1. B. Pha G2. C. Nguyên phân. D. Pha S.
Câu 10. Thời điểm nào trong chu kì tế bào thường là dài nhất?
A. Pha S. B. Nguyên phân. C. Pha G2. D. Pha G1.
Câu 11. Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở kì nào?
A. Kì trung gian. B. Kì sau. C. Kì đầu. D. Kì giữa.
Câu 12. Sự tổng hợp prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào diễn ra ở pha hay kì nào?
A. Kì giữa. B. Kì sau. C. Pha S. D. Pha G2.
Câu 13. NST từ thể sợi đơn chuyển sang thể sợi kép gồm hai cromatit hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau được
hình thành ở pha hay kì nào?
A. Pha S. B. Kì giữa. C. Kì đầu. D. Pha G2.
Câu 14. Hàm lượng ADN của tế bào được tăng gấp đôi ở thời điểm nào trong kì trung gian?
A. Pha G2.
B. Cuối pha S.
C. Giữa pha S.
D. Pha G1.
Câu 15. Hàm lượng ADN đặc trưng của tế bào ở mỗi loài vào thời điểm nào trong kì trung gian?
A. Cuối pha S.
B. Pha G1.
C. Pha G2.
D. Giữa pha S
Câu 16. Trong nguyên phân, thoi phân bào được hình thành ở kì nào?
A. Kì đầu. B. Kì cuối. C. Kì sau. D. Kì giữa.
Câu 17. Trong nguyên phân, thoi phân bào tiêu biến ở kì nào?
A. Kì cuối. B. Kì giữa. C. Kì đầu. D. Kì sau.
Câu 18. Quá trình nguyên phân không có vai trò nào sau đây?
A. Giúp ra tăng số lượng tế bào và bổ sung cho những tế bào già và chết, tế bào bị tổn thương.
B. Tạo ra các giao tử đực và cái.
C. Duy trì bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ.
D. Đảm bảo cho sự hình thành của các tế bào sinh tinh và sinh trứng
Câu 19. Quá trình nhân đôi ADN, NST xảy ra ở thời điểm nào trong quá trình phân bào?
A. Giai đoạn đầu của kì đầu.
B. Kì trung gian, pha S.
C. Kì trung gian, pha G2.
D. Kì trung gian, pha G1.
Câu 20. Sự nhân đôi của NST được thực hiện trên cơ sở
A. Sự nhân đôi của ARN. B. Sự nhân đôi của histon.
C. Sự nhân đôi của ADN. D. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin
Câu 21. Sự phân li của các NST ở kì sau của quá trình nguyên phân diễn ra theo cách
A. Mỗi NST kép tách thành hai NST đơn, tháo xoắn hoàn toàn rồi đi về hai cực của tế bào.
B. Một nửa số NST kép đi về mỗi cực.
C. Mỗi NST kép tách nhau tại tâm động thành hai NST đơn để đi về hai cực của tế bào.
D. Mỗi NST kép trong cặp đồng dạng không tách qua tâm động và phân li ngẫu nhiên về mỗi cực của tế bào.
Câu 22. Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật thể hiện ở
A. Tế bào thực vật có quá trình phân chia tế bào chất còn tế bào động vật thì không.
B. Tế bào thực vật hình thành vách ngăn để tạo thành 2 tế bào mới còn tế bào động vật thì lõm vào tạo thành rãnh phân cắt giữa 2 tế bào (hiện tượng thắt eo).
C. Tế bào thực vật chia cả lục lạp cho các tế bào con còn tế bào động vật thì không.
D. Ở tế bào thực vật, hai tế bào con tạo thành sau nguyên phân có lượng tế bào chất bằng nhau do hình thức phân chia tế bào bằng vách ngăn, còn ở tế bào động vật thì lượng tế bào chất giữa 2 tế bào con không bằng nhau.
Câu 23. Một tế bào tủy xương Người ở kì đầu của nguyên phân chứa 46 NST. Vậy tế bào đó chứa bao nhiêu nhiễm sắc tử?
A. 23.
B. 0.
C. 92.
D. 46.
Câu 24. Ở Người, loại tế bào nào hầu như không có khả năng phân chia?
A. Tế bào phôi.
B. Tế bào thần kinh.
C. Tế bào da.
D. Tế bào ung thư

0 bình luận về “Câu 1. Cấu trúc của sợi cơ bản gồm … A. Các nucleoxom nối với nhau bằng các đoạn ADN nối. B. 8 phân tử prôtêin histon và các đoạn ADN nối. C. Các nucl”

  1. Câu 1: Cấu trúc của sợi cơ bản gồm?

    ⇒ C. Các Nuclêôxôm nối với nhau bằng các đoạn ADN nối và Prôtêin Histôn

    Câu 2: Phân tử ADN trần, dạng vòng là vật chất di truyền của?

    ⇒ D. Tế bào vi khuẩn E.coli

    Câu 3: Loại Prôtêin nào sau đây liên kết với ADN để tạo thành NST ở sinh vật nhân thực?

    ⇒ D. Histôn

    Câu 4: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST, khối Prôtêin tạo nên một Nuclêôxôm gồm mấy phân tử Histôn?

    ⇒ B. Có 8 phân tử histon

    Câu 5: Về mặt tiến hóa, nội dung nào là đúng?

    ⇒ A. Số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh trình độ tiến hóa của loài

    Câu 6: Sự đóng xoắn bậc 1 của NST tạo ra?

    ⇒ D. Sợi cơ bản có đường kính khoảng 11nm

    Câu 7: Sự đóng xoắn bậc 3 của NST tạo ra?

    ⇒ A. Vùng xếp cuộn có đường kính khoảng 300 nm

    Câu 8: Sự nhân đôi NST của tế bào nhân thực diễn ra ở pha hay kì nào?

    ⇒ D. Pha S

    Câu 9: Thời điểm nào trong chu kì tế bào thường là ngắn nhất?

    ⇒ C. Nguyên phân

    Câu 10: Thời điểm nào trong chu kì tế bào thường là dài nhất?

    ⇒ D. Pha G1

    Câu 11: Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở kì nào?

    ⇒ A. Kì trung gian

    Câu 12: Sự tổng hợp Prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào diễn ra ở pha hay kì nào?

    ⇒ D. Pha G2

    Câu 13: NST từ thể sợi đơn chuyển sang thể sợi kép gồm hai crômatit hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau được hình thành ở pha hay kì nào?

    ⇒ A. Pha S

    Câu 14: Hàm lượng ADN của tế bào được tăng gấp đôi ở thời điểm nào trong kì trung gian?

    ⇒ B. Cuối pha S

    Câu 15: Hàm lượng ADN đặc trưng của tế bào ở mỗi loài vào thời điểm nào trong kì trung gian?

    ⇒ A. Cuối pha S

    Câu 16: Trong nguyên phân, thoi phân bào được hình thành ở kì nào?

    ⇒ A. Kì đầu

    Câu 17: Trong nguyên phân, thoi phân bào tiêu biến ở kì nào?

    ⇒ A. Kì cuối

    Câu 18: Quá trình nguyên phân không có vai trò nào sau đây?

    ⇒ B. Tạo ra các giao tử đực và cái

    Câu 19: Quá trình nhân đôi ADN, NST xảy ra ở thời điểm nào trong quá trình phân bào?

    ⇒ B. Kì trung gian, pha S

    Câu 20: Sự nhân đôi của NST được thực hiện trên cơ sở?

    ⇒ C. Sự nhân đôi của ADN

    Câu 21: Sự phân li của các NST ở kì sau của quá trình nguyên phân diễn ra theo cách?

    ⇒ C. Mỗi NST kép tách nhau tại tâm động thành hai NST đơn để đi về hai cực của tế bào

    Câu 22: Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật thể hiện ở?

    ⇒ B. Tế bào thực vật hình thành vách ngăn để tạo thành 2 tế bào mới còn tế bào động vật thì lõm vào tạo thành rãnh phân cắt giữa 2 tế bào (hiện tượng thắt eo)

    Câu 23: Một tế bào tủy xương người ở kì đầu của nguyên phân chứa 46 NST. Vậy tế bào đó chứa bao nhiêu nhiễm sắc tử?

    ⇒ C. 92

    Câu 24: Ở người, loại tế bào nào hầu như không có khả năng phân chia?

    ⇒ B. Tế bào thần kinh

    Bình luận

Viết một bình luận