Câu 1 : Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đo

By Sarah

Câu 1 : Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn.
Câu 2 : Hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta xưa nay luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

0 bình luận về “Câu 1 : Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đo”

  1. Câu 1:

    Câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” đã để lại cho em một lời khuyên, một bài học vô cùng hữu ích. Đó chính là trong cuộc sống, có rất nhiều lần chúng ta gặp thất bại, có rất nhiều lần ta phải đối mặt với những cam go, thử thách, đối mặt với giông tố, bão lốc. Những lúc như vậy, hãy đừng nản lòng, đừng ngã tay chèo. Thay vào đó, hãy vững vàng bước tiếp để đi đến con đường thành công, để chinh phục được ước mơ, khát khao của mình.

    Câu 2:

    Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại của văn học Việt Nam. Hơn hết, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao còn là những bài học quý giá mà cha ông ta để lại cho dân tộc. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Vậy câu tục ngữ khuyên ta điều gì? “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã đem đến cho ta một bài học quý giá đó là hãy biết ơn những người đã có công lao to lớn trong việc sinh thành, nuôi nấng, đem trái ngọt nuôi ta trưởng thành.

    Thực tế trong cuộc sống hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện tốt lời răn dạy của cha ông. Như nhà nước đã lấy ngày 27/7 để tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống cho nền hòa bình, độc lập của Tổ quốc. Bên cạnh đó, ta còn lấy ngày 20/11 để bày tỏ lòng cảm kích, biết ơn đến những người thầy, cô giáo đã cho ta nét chữ, cho ta những bài học hay, dìu dắt ta nên người.

    Thật vậy, lòng biết ơn chính là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người. Nếu không có lòng nhớ ơn, ta sẽ bị mọi người khinh thường và ghét bỏ. Hơn hết, có lòng biết ơn ta sẽ trở thành người tốt, được mọi người quý mến và được xã hội ngợi ca. Ngày nay, cạnh bên những người tưởng nhớ cha mẹ, người thân,… vẫn còn những kẻ nhục mạ, chà đạp lên tình thương bao la vô bờ bến của bố mẹ. Bên cạnh đó, còn có những người không ngừng bêu xấu Tổ quốc. Thật là đáng xấu hổ và bị xã hội chỉ trích, trừng trị thích đáng.

    Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy thực hiện và luôn ghi nhớ lời răn dạy của ông cha ta. Hãy luôn gìn giữ và phát huy nó qua từng thế hệ. Đừng để nó bị đánh mất, bị năm tháng cuốn đi.

    Trả lời
  2. Câu 1: Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta làm việc gì cũng phải cố gắng đến cùng chứ không thể thấy đối phương quá to lớn mà sợ hại được.

    Câu 2: Nhân dân Việt Nam là những người con rất yêu quý quê cha đất tổ – nơi mình sinh ra và lớn lên. Cho dù quê hương nghèo khổ nhưng đó vẫn là quê hương của chúng ta.

    @Huin

    Trả lời

Viết một bình luận