Câu 1: Chiến sự ở Gia Định (1859)diễn ra ntn? Em nhận xét gì về tinh thần khang Pháp của triều đình nhã Nguyễn tại Gia Định? Cậu 2: Nêu nguyên nhân t

Câu 1: Chiến sự ở Gia Định (1859)diễn ra ntn? Em nhận xét gì về tinh thần khang Pháp của triều đình nhã Nguyễn tại Gia Định?
Cậu 2: Nêu nguyên nhân thực dân Pháp đến đánh Bắc Kì lần thứ nhất(1873) ? Em nhận xét gì về tinh thần kháng Pháp của Nhân dân ta tại Bắc Kì
Cậu 3 : Vì Sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Hác- măng (1883) và hiệp ước Pa- tơ- nốt (1884)? Em đánh giá gì về hậu quả của các bản hiệp ước này?
Câu 4 : Nêu hoàn cảnh, mục đích, thành phần lãnh đao, các đặc điểm chính của phong trao Cần Vương?

0 bình luận về “Câu 1: Chiến sự ở Gia Định (1859)diễn ra ntn? Em nhận xét gì về tinh thần khang Pháp của triều đình nhã Nguyễn tại Gia Định? Cậu 2: Nêu nguyên nhân t”

  1. Câu 1: 

    Chiến sự ở Gia Định:

    Tháng 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định 

    -Ngày 17-2-1859 Pháp tấn công chiếm lược thành Gia Định

    -Ngày 24-2-1861 Pháp chiếm được đại đồn Chí Hòa thừa thắng chiếm được Định Tường , Biên Hòa , Vĩnh Long.

    -Ngày 5-6-1862 Triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất 

    Nội dung :

    Thừa nhận cho Pháp cai quan 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì ( Gia Định , Định Tường , Biên Hòa ) và Đảo Côn Lôn .

    Nhận xét:

    –    Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

    –    Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.

    Câu 2:

    Nguyên nhân: 

    Mặc dù 6 tỉnh Nam Kì đã nằm trong quyền kiểm soát của thực dân Pháp nhưng nó vẫn chưa nằm trong chủ quyền của nước Pháp. Để xác lập chủ quyền ở Nam Kì, củng cố vững chắc chỗ dựa ở Việt Nam, thực dân Pháp đã lựa chọn phương án tấn công ra Bắc với mục tiêu chiến lược là đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. Điều này đã được phản ánh ngay trong nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874) khi Pháp đã buộc được triều đình Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp

    Nhận xét :

    Ban đầu:

    + Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,…

    + Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

    – Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

    Câu 3: 

    Mặc dù triều đình đã kí Hiệp ước Hác-măng, ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân nhưng các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng, thực dân Pháp đã kí với triều đình Nguyễn bản hiệp ước Pa-tơ-nốt.

    Đánh giá :

    – Hậu quả của hiệp ước Pa-tơ-nốt là: Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.

    – Hậu quả của hiệp ước Hác-măng: Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến của triều Nguyễn với tư cách 1 quốc gia phong kiến độc lập đã hoàn toàn sụp đổ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

    Bình luận

Viết một bình luận