Câu 1:chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương bắc và những chuyển biến về văn hóa nước ta từ thế kỉ I – VI Câu 2:Vẽ sơ đồ ph

By Valentina

Câu 1:chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương bắc và những chuyển biến về văn hóa nước ta từ thế kỉ I – VI
Câu 2:Vẽ sơ đồ phân hóa xã hội nước ta từ thế kỉ I – VI và nhận xét
Câu 3: Nêu tình hình kinh tế, văn hóa Cham- Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

0 bình luận về “Câu 1:chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương bắc và những chuyển biến về văn hóa nước ta từ thế kỉ I – VI Câu 2:Vẽ sơ đồ ph”

  1. Câu 1 :

    – Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

    – Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

    – Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,…

     Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

    câu 2 :hình

    Câu 3 :

    Kinh tế:

    – Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

    – Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,… nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

    Văn hóa:

    – Thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

    – Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

    – Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

    Xã hội:

    – Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

    – Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.

    – Cham-pa phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.

    cau-1-chinh-sach-cai-tri-ve-van-hoa-cua-cac-trieu-dai-phong-kien-phuong-bac-va-nhung-chuyen-bien

    Trả lời
  2. Câu 1 :

    – Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

    – Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

    – Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,…

     Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

    Câu 2 

    – Do những chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của chế độ đô hộ đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

    – Xã hội phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Tầng lớp nghèo khổ ngày càng đông đảo.

    – Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn có tinh thần dân tộc, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

    Câu 3 :

    Kinh tế:

    – Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

    – Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,… nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

    Văn hóa:

    – Thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

    – Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

    – Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

    Xã hội:

    – Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

    – Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.

    – Cham-pa phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.

     

    Trả lời

Viết một bình luận