Câu 1: Cho các phản ứng sau:
(1) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓. (2) Na2O + H2O → 2NaOH.
(3) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑. (4) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
(5) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑. (6) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu↓.
(7) CaO + CO2 → CaCO3. (8) HCl + NaOH → NaCl + H2O.
Số phản ứng thuộc loại phản ứng thế là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 2: Chọn câu đúng:
A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
B. Nước đường không phải là dung dịch
C. Dầu ăn tan được trong nước
D. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của dung môi và chất tan
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hiđro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
B. Hiđro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.
C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều
nhiệt.
D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Câu 4: Chọn đáp án sai:
A. Chất tan là chất bị tan trong dung môi
B. Nước là dung môi của dầu ăn
C. Xăng là dung môi của dầu ăn
D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
Câu 5: Cho 48 gam CuO tác dụng với khí H2 đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) cần dùng để
đốt cháy hết lượng Cu trên là:
A. 13,44 lít. B. 14,22 lít. C. 13,88 lít. D. 11,2 lít.
Câu 6: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?
A. Tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch
B. Tính số gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch
C. Tính số gam H2SO4 có trong 1000 gam dung dịch
D. Tính số mol H2SO4 có trong 10 lít dung dịch
Câu 7: Nồng độ mol/lít của dung dịch là:
A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch B. Số gam chất tan trong 1 lít dung môi
C. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch D. Số mol chất tan trong 1 lít dung môi
Câu 8: Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất:
Trang 2/4 – Mã đề thi 132
A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới
B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra
C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất
mới
D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới
Câu 9: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là:
A. Rượu và nước B. Dầu ăn và nước
C. Dầu ăn và xăng D. Nước và đường
Câu 10: Khí hiđro thu được bằng cách đẩy nước vì:
A. Khí hiđro nhẹ hơn nước.
B. Khí hiđro ít tan trong nước.
C. Khí hiđro nhẹ nhất trong các chất khí.
D. Hiđro là chất khử.
Đáp án:
$1. B$ ( (1), (3), (5), (6) là các phản ứng thế)
$2. A$
$3. D$ (tất cả là sai, ví dụ như $Al_2O_3, MgO$)
$4. B$ (dầu ăn không tan trong nước)
$5. A$
$6. A$
$7. C$
$8. C$ (Có dạng: $A\to B+C+D…$)
$9. B$
$10. B$
C1: B .4
Giải thích:
Có 4 phản ứng (1) (3) (5) (6)
Phản ứng thế có dạng như sau:`A` `+` `BX` `\to` `AX` `+` `B`
C2: A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
C3: D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
C4: B. Nước là dung môi của dầu ăn
C5:
`n_{CuO}` `=` $\dfrac{48}{80}$ `=` `0,6` mol
`PTHH:` `CuO+H_2` `\to` `Cu+H_2O`
` 0,6` ` 0,6`
`V_{H_2}` `=` `0,6. 22,4` `=` `13,44l`
`\to` Chọn `A`
C6: A. Tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch
C7: C. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch
C8: C. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
C9: B. Dầu ăn và nước
C10: B. Khí hiđro ít tan trong nước.
Chúc bạn học tốt!!????
@Katniss